Hotline

0985 158 595

Email Liên hệ

vanhoangminhlaw@gmail.com

Có thể uỷ quyền trong vụ án ly hôn hay không?

Có thể uỷ quyền trong vụ án ly hôn hay không?

 

Vợ chồng khi quyết định ly hôn không phải trường hợp nào đều có thể tự mình thực hiện hoặc không muốn tự mình thực hiện. Vậy khi ly hôn, vợ chồng có thể ủy quyền cho người khác tham gia thay mình hay không?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 85 BLTTDS 2015:  Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.

Theo quy định trên thì vợ, chồng không thể ủy quyền cho người khác tham gia thay mình trừ trường hợp thuộc khoản 2 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 “Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.”. Bởi lẽ, theo quy định tại Điều 39 về quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình trong BLDS 2015 thì:

1.Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình. Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình.

2. Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan.

Như vậy, đối với yêu cầu chia tài sản chung, nợ chung không thuộc không thuộc các quyền về nhân thân  thì có được ủy quyền hay không? Đây cũng đang là một trong những vấn đề có hai luồng quan điểm khác nhau:

Thứ nhất, quan điểm đầu tiên cho rằng, trong một vụ ly hôn, yêu cầu về chia phần tài sản chung, nợ chung  là một trong ba yêu cầu của một vụ ly hôn mà tòa đang giải quyết cho nên không thể ủy quyền cho người khác tham gia chiếu theo khoản 4 Điều 85 BLTTDS 2015.

Thứ hai, quan điểm khác cho rằng, cụm từ “việc ly hôn” ở khoản 4 Điều 85 BLTTDS đề cập ở đây là đối với yêu cầu xin ly hôn, quyền được nuôi con, yêu cầu cấp dưỡng là quyền nhân thân nên không thể ủy quyền, còn đối với việc ủy quyền yêu cầu chia tài sản chung thì vẫn có thể thực hiện được. Vì yêu cầu chia tài sản chung trong một vụ án ly hôn không liên quan gì đến quyền nhân thân, nên việc ủy quyền sẽ không làm ảnh hưởng đến việc xét xử.

Do vẫn chưa có bất kỳ văn bản hướng dẫn nào đến vấn đề trên nên vẫn còn nhiều vướng mắc trong việc ủy quyền tham gia tố tụng.

Ngoài ra, đối với trường hợp khi ly hôn các bên không có yêu cầu về việc chia tài sản, tuy nhiên, sau khi ly hôn thành mới phát sinh tranh chấp về tài sản chung và nợ chung thì các bên có thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng hay không? Thực tế, khi các bên không đề cập đến việc chia tài sản chung, nợ chung trong vụ án ly hôn, sau đó mới khởi kiện bằng một vụ án khác để nhờ Tòa án giải quyết thì một trong các bên vẫn có thể ủy quyền cho người khác làm đại diện. Bởi lẽ, yêu cầu chia tài sản chung sau ly hôn đã không dính dáng gì đến quyền nhân thân trong vụ án ly hôn nữa nên việc ủy quyền sẽ không làm ảnh hưởng đến việc xét xử. Việc giải quyết vụ án chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn được giải quyết theo thủ tục các vụ án dân sự thông thường khác.

Như vậy, vợ chồng chỉ có thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng đối với hai trường hợp cụ thể: thứ nhất, là trường hợp tại khoản 2 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; thứ hai, tranh chấp về chia tài sản sau khi ly hôn.

Trên đây là bài viết về “Có thể ủy quyền trong vụ án ly hôn hay không?”. V&HM Law gửi đến bạn đọc, nếu có gì thắc mắc xin vui lòng liên hệ V&HM Law để được giải đáp.

V&HM tổng hợp

Website: https://vanhoangminhlaw.vn

Email: vanhoangminhlaw@gmail.com

Hotline: 0985 158 595 hoặc 0984 499 996

Địa chỉ trụ sở: 422 (tầng 3) Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ chi nhánh: [24/10/2023 15:49:44] Hằng: V&HM tổng hợp Website: https://vanhoangminhlaw.vn

Email: vanhoangminhlaw@gmail.com Hotline: 0985 158 595 hoặc 0984 499 996

Địa chỉ trụ sở: 422 (tầng 3) Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ chi nhánh: số 13, tổ 1, khu phố 2, đường Hùng Vương, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

 

Bài viết liên quan

Cưỡng đoạt tài sản theo quy định của pháp luật

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ

Bồi thường thiệt hại trong thương mại

Bồi thường thiệt hại là chế tài rất hay được áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng. Căn cứ phát sinh, cách xác định mức bồi thường, giá trị bồi thường, … cũng như các trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thương mại sẽ được V&HM Law Firm gửi tới bạn đọc trong bài viết sau.

Bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người là một trong những trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Như vậy, bồi thường thiệt hại về tinh thần là gì và được pháp luật quy định như thế nào sẽ được đề cập trong bài viết này.



Zalo
Hotline