Hotline

0985 158 595

Email Liên hệ

vanhoangminhlaw@gmail.com

Điều kiện và những điểm cần lưu ý để giành quyền nuôi con sau ly hôn

Điều kiện và những điểm cần lưu ý để giành quyền nuôi con sau ly hôn

 

Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác. Việc ly hôn có thể dẫn đến một số tranh chấp giữa hai vợ, chồng. Trong đó tranh chấp về quyền nuôi con rất thường xuyên xảy ra trong các vụ ly hôn.

Theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn quy định như sau:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, thứ nhất cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi con trong các trường hợp sau đây:

- Con chưa thành niên.

- Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Thứ hai, cha mẹ có quyền thỏa thuận ai là người sẽ trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cha mẹ cũng thỏa thuận được ai sẽ là người trực tiếp nuôi con. Như vậy sẽ dẫn đến tranh chấp về quyền nuôi con và Tòa án sẽ căn cứ vào các điều kiện tốt nhất cho con để chỉ định người được quyền nuôi con. Theo đó để được giành quyền nuôi con, cha mẹ phải chứng minh mình có đủ các điều kiện kinh tế và tinh thần để tạo cho con môi trường phát triển tốt nhất về mọi mặt: trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục… Ví dụ như về điều kiện kinh tế thì một trong hai người phải chứng minh mình có đủ điều kiện vật chất về thu nhập, tài sản, nơi ở ổn định…Về mặt tinh thần phải chứng minh bản thân có đủ thời gian để ở bên con, chăm sóc, nuôi dưỡng con, luôn phải đặt con lên hàng đầu… Ngoài ra, một trong hai người có thể cung cấp thêm các chứng cứ chứng minh người còn lại không đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để nuôi dạy con cái, thường xuyên có hành vi bạo lực, thu nhập không ổn định ...Trong một số trường hợp cụ thể, một trong hai người được xác định rằng phải đi làm ăn xa không có thời gian chăm sóc con, thu nhập không ổn định hay có các hành vi bạo lực thì Tòa sẽ trao quyền nuôi con cho người còn lại có điều kiện tốt hơn.

Thứ ba, ta cần phải lưu ý về tuổi của con do:

- Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì ai trong hai vợ chồng muốn nuôi con phải hỏi qua nguyện vọng của con.

- Con dưới 36 tháng tuổi được giao trực tiếp cho mẹ trừ khi người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi và chăm sóc con.

Thứ tư, người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con khi con sống với người còn lại, có nghĩa vụ cấp dưỡng và có quyền thăm nom con mà không ai được cản trở theo quy định tại Khoản 3 Điều 82 Luật hôn nhân gia đình năm 2014.

Thứ năm, cần phải lưu ý trong các trường hợp được quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 sau đây có thể được thay đổi người nuôi con sau khi Tòa án đã có quyết định:

- Khi cha mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người nuôi con.

- Nếu con trên 07 tuổi thì khi đổi người nuôi con phải hỏi ý kiến của con.

- Cha hoặc mẹ có quyền yêu cầu nếu thấy người còn lại không còn đủ khả năng và điều kiện để chăm sóc và mang đến cho con lợi ích tốt nhất nữa.

- Nếu cả cha mẹ đều không có đủ điều kiện để nuôi dạy con thì Tòa sẽ quyết định trao quyền nuôi con cho người giám hộ.

Trên đây là bài viết về điều kiện và những điểm cần lưu ý để giành quyền nuôi con sau khi ly hôn do V&HM Law Firm tổng hợp. Hy vọng những thông tin trên giúp ích được cho bạn.

V&HM tổng hợp

Website: https://vanhoangminhlaw.vn

Email: vanhoangminhlaw@gmail.com

Hotline: 0985 158 595 hoặc 0984 499 996

Địa chỉ trụ sở: 422 (tầng 3) Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ chi nhánh: số 13, tổ 1, khu phố 2, đường Hùng Vương, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

 

 

 

Bài viết liên quan

Cưỡng đoạt tài sản theo quy định của pháp luật

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ

Bồi thường thiệt hại trong thương mại

Bồi thường thiệt hại là chế tài rất hay được áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng. Căn cứ phát sinh, cách xác định mức bồi thường, giá trị bồi thường, … cũng như các trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thương mại sẽ được V&HM Law Firm gửi tới bạn đọc trong bài viết sau.

Bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người là một trong những trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Như vậy, bồi thường thiệt hại về tinh thần là gì và được pháp luật quy định như thế nào sẽ được đề cập trong bài viết này.



Zalo
Hotline