Hotline

0985 158 595

Email Liên hệ

vanhoangminhlaw@gmail.com

Doanh nghiệp và những khó khăn liên quan đến người lao động trong thời kỳ đại dịch COVID 19.

Doanh nghiệp và những khó khăn liên quan đến người lao động trong thời kỳ đại dịch COVID 19.

DOANH NGHIỆP VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG THỜI KỲ ĐẠI DỊCH COVID 19

Trước tình hình diễn biến vô cùng phức tạp của đại dịch Covid 19. Nhiều doanh nghiệp  đã rơi vào tình cảnh vô cùng khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đứng trước tình hình khó khăn này, thì doanh nghiệp cần những giải pháp để giải quyết khó khăn và duy trì sự tồn tại của mình trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19.

Ngày 25/03/2020, Bộ lao động thương binh và xã hội ra công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL về việc hướng dẫn trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian ngừng việc liên quan đến dịch bệnh Covid-19 đã có một số hướng dẫn cụ thể tóm tắt như sau:

 - Tiền lương ca người lao động trong thời gian ngng việc thực do tác động trực tiếp ca dịch Covid-19 thì phần tiền lương do hai bên tha thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiu vùng do Chính ph quy định nhưng phải thuộc các trường hợp:

+ Người lao động là người nước ngoài trong thời gian chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc theo yêu cầu ca cơ quan có thm quyền;

+ Người lao động phi ngng việc trong thời gian thực hiện cách ly theo yêu cầu ca cơ quan có thẩm quyền;

+ Người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp không hoạt động được vì ch sử dụng lao động hoặc những người lao động khác cùng doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp đó đang trong thời gian phải cách ly hoặc chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc

- Trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn nguyên vật liệu, thị trường dẫn ti không bố trí đủ việc làm, người sử dụng lađộng có thể tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

- Nếu thời gian ngng việc kéo dài ảnh hưng đến khả năng chi tr ca doanh nghiệp thì người sử dụng lao động và người lao động có thể tha thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

- Nếu doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dẫn tới giảm chỗ làm việc thì thực hiện sắp xếp lao động (có thể đơn phuông chám dứt hợp đồng lao động).

Với sự kiện do ảnh hưởng của Covid-19, doanh nghiệp có thể áp dụng điểm c khoản 1 Điều 36 BLLĐ 2019 “Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;” để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.

Tuy nhiên, khi áp dụng lý do "do dịch bệnh nguy hiểm" để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động chỉ khi “ người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc".

Sau khi bị chấm dứt Hợp đồng lao động trong các trường hợp do ảnh hưởng bởi Covid-19 nói trên, người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả cho người lao động khoản trợ cấp sau:

- Trợ cấp thôi việc: được áp dụng đối với người lao động có đủ 12 tháng làm việc trở lên bị chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Mức trợ cấp thôi việc được tính dựa vào thâm niên làm việc của người lao động cho doanh nghiệp. Cứ 1 năm làm việc thì được trợ cấp ½ tháng tiền lương (căn cứ vào tiền lương bình quân 6 tháng cuối trước khi chấm dứt hợp đồng lao động).

- Trợ cấp mất việc làm: được áp dụng đối với người lao động có đủ 12 tháng làm việc trở lên bị chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi tổ chức, tổ chức lại lao động. Mức trợ cấp mất việc làm được tính dựa vào thâm niên làm việc của người lao động cho doanh nghiệp, cứ 1 năm làm việc thì được trợ cấp 1 tháng lương nhưng mức thấp nhất cũng bằng 2 tháng lương (căn cứ vào tiền lương bình quân 6 tháng cuối trước khi chấm dứt hợp đồng lao động).

Ngoài phương án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, doanh nghiệp cũng có thể tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo Điều 30 và tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo Điều 29 Bộ luật lao động năm 2019 để có thể tiếp tục duy trì hoạt động của doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19.

Trên đây là nội dung bài viết về doanh nghiệp và những khó khăn liên quan đến người lao động trong thời kỳ đại dịch Covid 19, V&HM Law gửi đến bạn đọc, nếu có gì thắc mắc xin vui lòng liên hệ V&HM Law để được giải đáp.

 V&HM tổng hợp
Website: https://vanhoangminhlaw.vn
Email: vanhoangminhlaw@gmail.com
Hotline: 0985 158 595 hoặc 0984 499 996
Địa chỉ trụ sở: 422 (tầng 3) Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ chi nhánh: số 13, tổ 1, khu phố 2, đường Hùng Vương, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

 

Bài viết liên quan

Cưỡng đoạt tài sản theo quy định của pháp luật

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ

Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.

Bồi thường thiệt hại trong thương mại

Bồi thường thiệt hại là chế tài rất hay được áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng. Căn cứ phát sinh, cách xác định mức bồi thường, giá trị bồi thường, … cũng như các trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thương mại sẽ được V&HM Law Firm gửi tới bạn đọc trong bài viết sau.

Bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người là một trong những trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Như vậy, bồi thường thiệt hại về tinh thần là gì và được pháp luật quy định như thế nào sẽ được đề cập trong bài viết này.



Zalo
Hotline