Hotline

0985 158 595

Email Liên hệ

[email protected]

Đưa người lao động làm việc tại nước ngoài doanh nghiệp phải ký quỹ 2000.000 đồng

Đưa người lao động làm việc tại nước ngoài doanh nghiệp phải ký quỹ 2000.000 đồng

 

Căn cứ theo quy định hiện hành, cụ thể tại Điều 10 Nghị định 38/2020/NĐ-CP quy định về tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ như sau:

“Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ 1.000.000.000 đồng (một tỷ Việt Nam đồng) tại ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam. Tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ được sử dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 22 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.”

Theo đó, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải thực hiện ký quỹ 1.000.000.000 đồng tại ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam.

Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2022, mức ký quỹ này được điều chỉnh tăng lên, cụ thể theo quy định tại Điều 23 Nghị định 112/2021 có quy định:

“Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ 2 tỷ đồng tại một ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (sau đây viết tắt là ngân hàng nhận ký quỹ).

Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ cho chi nhánh thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải ký quỹ thêm 500.000.000 đồng đối với mỗi chi nhánh được giao nhiệm vụ.”

Như vậy, so với quy định hiện hành, kể từ ngày 01/01/2022 mức kỹ quỹ đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tăng từ 1.000.000.000 đồng lên 2.000.000.000 đồng.

Ngoài ra, tại Điều 26 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định:

- Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài, phải thực hiện ký quỹ tại một ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

- Mức tiền ký quỹ bằng 10% một lượt vé máy bay hạng phổ thông từ nơi làm việc về Việt Nam tính theo số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong Hợp đồng nhận lao động thực tập.

Về mức trần tiền ký quỹ của người lao động, tại Điều 29 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định doanh nghiệp dịch vụ và người lao động thỏa thuận về ngân hàng nhận ký quỹ, việc ký quỹ, trong đó tiền ký quỹ không vượt quá mức trần quy định và phải ghi rõ trong Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Cụ thể như sau:

- Đối với thị trường Đài Loan (Trung Quốc), tất cả các ngành, nghề trừ nghề thuyền viên tàu cá xa bờ và tàu vận tải, mức trần tiền ký quỹ đối với người lao động là 12 triệu đồng; đối với thị trường Hàn Quốc là 36 triệu đồng.

- Các quốc gia và khu vực khác ( trừ Nhật Bản, các nước thuộc khu vực châu Mỹ, Đông Nam Á, Trung Đông là không ký quỹ) ), tất cả các ngành, nghề trừ nghề thuyền viên tàu cá xa bờ và tàu vận tải, mức trần tiền ký quỹ đối với người lao động tương đương giá trị 01 lượt vé máy bay hạng phổ thông từ nơi làm việc về Việt Nam.

Nghị định 112/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Trên đây là quy định pháp luật mới về tiền ký quỹ đối với doanh nghiệp đưa người lao động làm việc tại nước ngoài. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ V&HM Law để được giải đáp.

V&HM tổng hợp

Website: https://vanhoangminhlaw.vn

Email: [email protected]

Hotline: 0985 158 595 hoặc 0984 499 996

Địa chỉ trụ sở: 422 (tầng 3) Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ chi nhánh: số 13, tổ 1, khu phố 2, đường Hùng Vương, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

 

Bài viết liên quan

Cưỡng đoạt tài sản theo quy định của pháp luật

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ

Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.

Bồi thường thiệt hại trong thương mại

Bồi thường thiệt hại là chế tài rất hay được áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng. Căn cứ phát sinh, cách xác định mức bồi thường, giá trị bồi thường, … cũng như các trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thương mại sẽ được V&HM Law Firm gửi tới bạn đọc trong bài viết sau.

Bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người là một trong những trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Như vậy, bồi thường thiệt hại về tinh thần là gì và được pháp luật quy định như thế nào sẽ được đề cập trong bài viết này.



Zalo
Hotline