Hotline

0985 158 595

Email Liên hệ

[email protected]

Giấy khai sinh là gì ? Tổng hợp những thủ tục và vấn đề pháp lý liên quan đến khai sinh.

Giấy khai sinh là gì ? Tổng hợp những thủ tục và vấn đề pháp lý liên quan đến khai sinh.

Giấy khai sinh là gì ? Tổng hợp những thủ tục và vấn đề pháp lý liên quan đến khai sinh.

 

Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của một người. Chỉ riêng thủ tục đăng ký khai sinh, trên thực tế người dân đã có rất nhiều vướng mắc. Nếu bạn vẫn còn những vướng mắc, khó khăn trong việc đăng ký khai sinh cho trẻ, hãy cùng V&HM Law Firm chúng tôi tìm hiểu thông qua nội dung dưới đây.

1. Giấy khai sinh là gì ?

Theo khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014:

Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.

Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cũng quy định giá trị pháp lý của giấy khai sinh như sau:

1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.

2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.

3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.

Thông qua đó, có thể nhận thâys, giấy khai sinh là một trong những giấy tờ hộ tịch gốc của một cá nhân, quy định các thông tin cơ bản của công dân như năm sinh, giới tính, họ tên, dân tộc, quốc tịch...
2. Thủ tục làm giấy khai sinh cho trẻ

Căn cứ Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020 có hiệu lực từ ngày 04/9/2020, để khai sinh cho con bạn cần tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh cho trẻ chuẩn bị hồ sơ, gồm:

Tờ khai đăng ký khai sinh;

- Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.

Người đi khai sinh cho trẻ phải xuất trình được giấy tờ tùy thân như hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh.

Bước 2: Nộp giấy tờ tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ. Nếu không xác định được nơi cư trú của cha, mẹ thì nộp tại UBND cấp xã, nơi trẻ đang sinh sống trên thực tế.

Bước 3: Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

Sau khi nhận đủ hồ sơ, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã, ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, lấy Số định danh cá nhân. Chủ tịch UBND cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người yêu cầu.

3. Thủ tục đăng ký khai sinh online

Để tiến hành đăng ký thủ tục khai sinh online cho con, bạn hãy truy cập vào trang web https://dichvucong.gov.vn/p/home và thực hiện theo các bước đã được hướng dẫn.

4. Thủ tục làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú

Con ngoài giá thú là một khái niệm không có trong quy định của pháp luật. Trong tiếng Hán, “ giá” là xuất giá, “thú” là hôn thú, “giá thú” là việc con trai và con gái kết hôn trở thành vợ chồng. Có thể hiểu “giá thú” có ý nghĩa tương tự với thuật ngữ “hôn nhân” trong Luật Hôn nhân và gia đình. Như vậy, có thể hiểu con trong giá thú là con được sinh ra trong thời kì hôn nhân hợp pháp, còn con ngoài giá thú là con được sinh ra khi bố mẹ không đăng ký kết hôn.

Trường hợp nếu các bạn muốn con mang họ mẹ, không nhận cha thì tiến hành khai sinh như bình thường, phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.

Nếu làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú mang họ cha thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh

Theo Điều 24 Luật Hộ tịch 2014, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con. 

5. Thủ tục đăng ký khai sinh tại nơi tạm trú

Theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch 2014, thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con là Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã, phường, thị trấn - nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.

Khoản 1 Điều 11 Luật Cư trú năm 2020 giải thích rõ, nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Trong đó:

- Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú

- Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.

Theo quy định trên, việc đăng ký khai sinh đều được thực hiện tại nơi cư trú của cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ. Do đó, việc chỉ có sổ tạm trú của cha hoặc mẹ hoặc cha và mẹ sẽ không ảnh hưởng đến việc đăng ký khai sinh cho con.

Khi đi khai sinh cho trẻ, trong trường hợp chỉ có sổ tạm trú, cha, mẹ hoặc người có trách nhiệm vẫn thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục bình thường ngoại trừ thay sổ hộ khẩu thành sổ tạm trú và đến UBND cấp xã nơi cha, mẹ tạm trú.

Lưu ý: Từ ngày 01/7/2021, theo quy định của Luật Cư trú mới nhất, không cấp mới sổ tạm trú và sổ hộ khẩu cũng như sẽ thu hồi hai loại sổ này nếu đi thực hiện các thủ tục làm thay đổi thông tin của sổ.

Do đó, nếu người nào còn sổ hộ khẩu/sổ tạm trú thì vẫn sử dụng sổ này để đăng ký khai sinh cho con. Còn với người không còn sổ thì sẽ sử dụng thông tin về thường trú/tạm trú trên Cơ sở dữ liệu quốc gia để đăng ký khai sinh cho con. 

6. Làm lại giấy khai sinh khi bị thất lạc

Hiện nay, không có quy định về việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh mà khi mất, tùy trường hợp người bị mất Giấy khai sinh có thể xin cấp bản sao trích lục hộ tịch hoặc đăng ký lại việc khai sinh.

Trường hợp 1: Mất Giấy khai sinh nhưng vẫn còn thông tin trong Sổ hộ tịch

Theo đó, khi bị mất bản chính Giấy khai sinh, bạn cần làm thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch về việc đăng ký khai sinh.

Cụ thể, bạn nộp hồ sơ tại cơ quan đã thực hiện đăng ký khai sinh cho bạn lúc trước. Hồ sơ gồm:

Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch;

- Xuất trình bản chính một trong các giấy tờ: Hộ chiếu, CMND, thẻ Căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng.

Sau khi nhận được yêu cầu, cơ quan đang lưu trữ Sổ gốc Sổ đăng ký khai sinh trước đây sẽ cấp bản sao trích lục Giấy khai sinh cho bạn. Bản sao có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

Và bản sao trích lục Giấy khai sinh có giá trị thay cho bản chính trong các giao dịch.

Trường hợp 2: Đăng ký lại khai sinh

Nếu bạn đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau theo Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì có thể thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh lại:

- Đã đăng ký khai sinh trước ngày 01/01/2016;

- Sổ hộ tịch và bản chính Giấy khai sinh đều bị mất.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về thủ tục và vấn đề pháp lý liên quan đến khai sinh. Hy vọng những thông tin trên giúp ích được cho bạn.

V&HM tổng hợp

Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể liên lạc với V&HM LAW FIRM qua số điện thoại: 098.449.9996 hoặc 098.515.8595 (Luật sư Dương Hoài Vân) hoặc đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 422 Võ văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú (Tầng 2).
Địa chỉ chi nhánh: số 13, tổ 1, khu phố 2, đường Hùng Vương, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Trân trọng./

 

Bài viết liên quan

Cưỡng đoạt tài sản theo quy định của pháp luật

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ

Bồi thường thiệt hại trong thương mại

Bồi thường thiệt hại là chế tài rất hay được áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng. Căn cứ phát sinh, cách xác định mức bồi thường, giá trị bồi thường, … cũng như các trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thương mại sẽ được V&HM Law Firm gửi tới bạn đọc trong bài viết sau.

Bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người là một trong những trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Như vậy, bồi thường thiệt hại về tinh thần là gì và được pháp luật quy định như thế nào sẽ được đề cập trong bài viết này.



Zalo
Hotline