Hotline

0985 158 595

Email Liên hệ

vanhoangminhlaw@gmail.com

Hàng thừa kế chỉ còn một người thì có được hưởng toàn bộ di sản không?

Hàng thừa kế chỉ còn một người thì có được hưởng toàn bộ di sản không?

 

Câu hỏi:

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Ông nội tôi đã mất từ rất lâu và có để lại 1 căn nhà cho 3 người con trai cùng cha khác mẹ. Một người đã đi biệt tích rất lâu không liên lạc với gia đình, một người thì đã mất được 10 năm mà không có vợ con đến tranh chấp tài sản.

Vậy người còn lại có được toàn quyền thừa kế tài sản của ông nội để lại không? Và nếu được thì thủ tục thừa kế sẽ như thế nào? Rất mong được luật sư tư vấn, xin cảm ơn.

Trả lời:

Về vấn đề pháp lý mà bạn hỏi, luật sư xin được tư vấn như sau:

Do bạn không trình bày rõ khi ông bạn mất có để lại di chúc hay không do đó chúng tôi sẽ đưa ra hai trường hợp để tư vấn cho bạn:

Trường hợp 1: Ông bạn mất có để lại di chúc và di chúc hợp pháp

Trường hợp này, người được chỉ định thừa kế trong bản di chúc sẽ có quyền hưởng thừa kế. Nếu người thừa kế là cá nhân thì phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế theo Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Trường hợp 2: Ông bạn mất không để lại di chúc hoặc có di chúc nhưng không hợp pháp.

Trong trường hợp này, di sản của ông bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

Căn cứ Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Theo thông tin bạn cung cấp, ông nội bạn có 3 người con trai: một người đã mất, một người biệt tích và một người còn sống:

- Đối với trường hợp của người con đã mất, do bạn không nói rõ ông bạn chết khi nào và người con này chết trước hay sau ông nên có thể xảy ra các tình huống như sau:

+ Nếu người con chết sau ông và có vợ con như vậy vợ con người đó sẽ có quyền hưởng thừa kế đối với phần di sản mà người đó được hưởng từ ông bạn.

+ Nếu người đó chết trước ông và có con thì trong trường hợp này con của người đó có quyền hưởng thừa kế thế vị di sản của ông bạn theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 về thừa kế thế vị.

+ Nếu người đó không có vợ con thì người đó không có quyền hưởng thừa kế.

- Đối với trường hợp người con biệt tích, pháp luật quy định như sau:

Căn cứ Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về Tuyên bố chết như sau:

“1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:

a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.

2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.

3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.”

Do bạn không trình bày cụ thể người con đó biệt tích từ khi nào nên có thể xảy ra các tình huống sau:

+ Nếu người con biệt tích và bị Tòa án tuyên bố là đã chết trước thời điểm ông bạn chết và không có con thì người đó sẽ không có quyền được hưởng thừa kế.

+ Nếu người đó biệt tích sau khi ông bạn chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết sau thời điểm mở thừa kế thì người đó vẫn đủ điều kiện để hưởng thừa kế và phần tài sản của người đó sẽ do người quản lý tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Bộ luật Dân sự 2015 quản lý (trường hợp bị tuyên bố là mất tích) hoặc do những người có quyền hưởng thừa kế của người đó thừa kế (trường hợp bị tuyên bố là đã chết).

Như vậy, người con còn lại chỉ có quyền hưởng thừa kế toàn bộ di sản của ông bạn để lại khi và chỉ khi người con chết và người đi biệt tích bị Tòa án tuyên bố là đã chết trước thời điểm mở thừa kế và cả hai người đều không có con và không còn ai thuộc hàng thừa kế thứ nhất nữa.

Website: https://vanhoangminhlaw.vn
Email: vanhoangminhlaw@gmail.com
Hotline: 0985 158 595 hoặc 0984 499 996
Địa chỉ trụ sở: 422 (tầng 3) Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ chi nhánh: số 13, tổ 1, khu phố 2, đường Hùng Vương, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

 

Bài viết liên quan

Cưỡng đoạt tài sản theo quy định của pháp luật

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ

Con có trước khi bố mẹ đăng ký kết hôn thì có quyền được hưởng di sản thừa kế không?

Hiện nay, có rất nhiều trường hợp các cặp đôi có con trước sau đó mới tiến hành đăng ký kết hôn. Vậy việc con có trước khi bố mẹ đăng ký kết hôn thì có quyền được hưởng di sản thừa kế không?

Bồi thường thiệt hại trong thương mại

Bồi thường thiệt hại là chế tài rất hay được áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng. Căn cứ phát sinh, cách xác định mức bồi thường, giá trị bồi thường, … cũng như các trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thương mại sẽ được V&HM Law Firm gửi tới bạn đọc trong bài viết sau.

Bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người là một trong những trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Như vậy, bồi thường thiệt hại về tinh thần là gì và được pháp luật quy định như thế nào sẽ được đề cập trong bài viết này.



Zalo
Hotline