Hotline

0985 158 595

Email Liên hệ

vanhoangminhlaw@gmail.com

Hôn nhân gia đình trong tư pháp quốc tế được quy định như thế nào?

Hôn nhân gia đình trong tư pháp quốc tế được quy định như thế nào?

 

Quan hệ hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế bao gồm các vấn đề kết hôn, ly hôn, quan hệ tài sản giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, quan hệ nuôi dưỡng, ... có yếu tố nước ngoài.

Luật Hôn nhân gia đình nói riêng và Tư pháp quốc tế Việt Nam nói chung đã có những quy định về các quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, từng bước đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh của mối quan hệ này trong bối cảnh sự phát triển và diễn biến phức tạp của nó hiện nay trong xã hội.

1. Một số khái niệm về hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế

Căn cứ khoản 25 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

Như vậy, xuất hiện quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài sẽ làm xuất hiện xung đột pháp luật trong lĩnh vục hôn nhân và gia đình.

Tuy nhiên, không được coi là có yếu tố nước ngoài đối với việc kết hôn và các quan hệ hôn nhân gia đình khác phát sinh giữa công dân Việt Nam đang công tác, học tập, lao động, du lịch, ... có thời hạn với nhau hoặc với công dân Việt Nâm cư trú trong nước.

Xung đột pháp luật về quan hệ hôn nhân và gia đình là hiện tượng nhiều hệ thống pháp luật khác nhau đều có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là:

- Quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài tất yếu liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật khác nhau.

- Pháp luật về quan hệ nhân nhân gia đình của các quốc gia khác nhau có sự khác nhau.

2. Các quy định xung đột pháp luật trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài

a. Về độ tuổi kết hôn:

Kết hôn có yếu tố nước ngoài thường phát sinh xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn và nghi thức kết hôn. Ví dụ: Luật hôn gia đình Việt Nam quy định: nữ từ đủ 18 tuổi, nam từ đủ 20 tuổi được quyền kết hôn nhưng Bộ luật dân sự Pháp quy định tuổi kết hôn đối với nam là 18, nữ là 15. Bộ luật dân sự Nhật Bản lại quy định tuổi kết hôn đối với nam là 18, nữ là 16 hay pháp luật Trung Quốc quy định nam từ 22, nữ từ 20 mới được quyền kết hôn. Như vậy độ tuổi kết hôn trong pháp luật các nước quy định rất khác nhau.

b. Về các hành vi bị nghiêm cấm

Pháp luật Việt Nam quy định cấm kết hôn trong phạm vi ba đời, nhưng ở Bulgari lại có quy định cấm kết hôn trong phạm vi bốn đời. Hay đối với một số vấn đề khác như ở nhiều nước, người vợ góa hoặc ly dị chồng phải sau một thời gian nhất định mới được tái giá như ở Đức quy định là 10 tháng, ở Pháp là 300 ngày. Riêng vấn đề này Luật hôn nhân gia đình của Việt Nam chúng ta không có quy định về thời gian giới hạn.

c. Về nghi thức kết hôn

Về nghi thức kết hôn, pháp luật Việt Nam xây dựng rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh như: Luật hộ tịch năm 2014Nghị định 123/2015/NĐ-CPThông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Thông tư 02/2016/TT-BTP  hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

Quy định ở các văn bản này không phải quy phạm xung đột để xác định hệ thống pháp luật được áp dụng điều chỉnh nghi thức kết hôn mà nhà làm luật sử dụng các quy phạm thực chất, theo đó quy định cụ thể việc đăng ký kết hôn tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cần trải qua những trình tự thủ tục như thế nào. Trước hết, về cơ quan có thẩm quyền cho đăng ký kết hôn, được quy định tại Điều 123 Luật Hôn nhân gia đình 2014:

“Thẩm quyền đăng ký hộ tịch liên quan đến các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo các quy định của pháp luật về hộ tịch”.

Điều này dẫn chiếu đến việc áp dụng Luật hộ tịch chứ không nêu ra cụ thể cơ quan có thẩm quyền. Tại Luật hộ tịch có quy định về ba cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn như sau:

- Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi cứ trú của công dân Việt Nam đối với công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam kết hôn với nhau mà có một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài, công dân Việt Nam có quốc tịch nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người nước ngoài, hai người nước ngoài kết hôn với nhau tại Việt Nam

- Cơ quan đại diện đối với việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài

- Uỷ ban nhân dân cấp xã đối với công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân nước ngoài cũng thường trú ở khu vực biên giới.

Có thể thấy, về giải quyết xung đột pháp luật trong nghi thức kết hôn, Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp luật Việt Nam đi theo hai phương thức giải quyết xung đột khác nhau, trong khi Hiệp định tương trợ tư pháp sử dụng quy phạm xung đột thì pháp luật Việt Nam sử dụng các quy phạm thực chấp.

3. Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn

a. Điều kiện kết hôn

Điều kiện kết hôn là tất cả các quy định để một cuộc hôn nhân có giá trị về nội dung. Để giải quyết xung đột pháp luât về điều kiện kết hôn hầu hết các quốc gia trên thế giới lựa chọn hai hệ thuộc: luật quốc tịch hoặc luật nơi cư trú cả các bên chủ thể.

Đối với điều kiện kết hôn, tại Điều 25 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam-Lào quy định:

“Trong việc kết hôn giữa công dân các nước ký kết, mỗi bên đương sự phải tuân theo điều kiện kết hôn quy định trong pháp luật của nước ký kết mà họ là công dân. Trong trường hợp kết hôn tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền của một nước ký kết thì họ còn phải tuân theo pháp luật của nước ký kết đó về điều kiện kết hôn”.

Như vậy nguyên tắc ở đây là mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước ký kết mà mình mang quốc tịch ( Lex patriae) đồng thời áp dụng pháp luật của nước nơi tiến hành kết hôn (Lex loci celebrationis).  

Tương tự, tại Điều 24 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam-Liên Bang Nga cũng quy định:

“Điều kiện kết hôn giữa công dân bên ký kết này với công dân bên ký kết kia phải tuân theo pháp luật của bên ký kết mà những người đó là công dân. Ngoài ra còn phải tuân theo pháp luật của bên ký kết nơi tiến hành kết hôn về các trường hợp cấm kết hôn”.

Vẫn là hai nguyên tắc luật quốc tịch và luật nơi tiến hành kết hôn được áp dụng trong Hiệp định này và cả các Hiệp định khác nữa. Có thể kết luận, việc giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn theo các Hiệp định tương trợ tư pháp của Việt Nam với các bên ký kết thì sẽ áp dụng pháp luật của bên ký kết mà các bên là công dân và pháp luật của bên ký kết nơi tiến hành kết hôn về các trường hợp cấm kết hôn và điều kiện kết hôn.

Ngoại lệ là đối với những nước áp dụng luật quốc tịch để xác định luật quốc tịch, ví dụ như Pháp, Đức. Ngoài việc tuân thủ luật quốc tịch thì các bên chủ thể cần phải tuân thủ luật của nước nơi tiến hành kết hôn.

b. Nghi thức kết hôn

Nghi thức kết hôn tiến hành kết hôn để cuôc hôn nhân có giá trị về mặt hình thức. Về mặt hình thức hầu hết các quốc gia áp dụng luật của nơi tiến hành nghi thức. Ngoài ra, điều kiện kết hôn và nghi thức kết hôn còn được quy định trong các điều ước quốc tế. Trong các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước, xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn được giải quyết như sau:

Căn cứ Điều 24 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Liên Bang Nga quy định:

“Hình thức kết hôn tuân theo pháp luật của bên ký kết nơi tiến hành kết hôn”.

Như vậy là nghi thức kết hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi tiến hành kết hôn. Tương tự, Điều 24 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Ucraina cũng quy định:

“ Hình thức kết hôn tuân theo pháp luật của bên ký kết nơi tiến hành kết hôn”.

Vận dụng nguyên tắc Lex loci celebrationis để giải quyết xung đột pháp luật trong nghi thức kết hôn là quy định hợp lý và trung hòa được quyền cũng như lợi ích của các quốc gia thành viên Hiệp định tương trợ tư pháp.

c. Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn theo pháp luật Việt Nam

- Nguồn luật quy định:

+ Các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết với các nước.

+ Các văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành: Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014

Kết hôn theo quy định của các hiệp định tương trợ tư pháp (Việt Nam- Nga, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Ba Lan, ...)

Điều kiện kết hôn áp dụng luật quốc tịch của các bên chủ thể. Ngoại lệ ngoài việc tuân thủ pháp luật của nước nước mà mang quốc tịch còn phải tuân thủ pháp luật của nước nơi tiến hành kết hôn. Nghi thức kết hôn được xác định theo pháp luật của nơi tiến hành kết hôn. Theo các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì để xác định điều kiện kết hôn theo Điều 126 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thì luật áp dụng công dân Việt Nam tuân thủ pháp luật Việt Nam, người nước ngoài tuân thủ pháp luật của nước mà người đó là công dân, ngoài ra còn phải tuân thủ pháp luật pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn.

Kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau tại cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam. Mỗi bên sẽ tuân thủ luật nước ngoài với nhau hoặc mỗi chủ thể tuân thủ nước mình có quốc tịch nếu điều kiện tại Đại sứ quán của nơi đó ở Việt Nam.

Kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc người nước ngoài đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài, cuộc kết hôn sẽ được công nhận tại Việt Nam nếu việc kết hôn đó đó phù hợp với pháp luật nước nơi tiến kết hôn và công dân Việt Nam không vận chung quy định pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và cấm kết kết hôn.

Ngoại lệ của việc này được quy định tại Điều 126 nếu vi phạm pháp luật Việt Nam vào thời điển kết hôn nhưng vẫn được công nhận. Nếu vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn hậu quả đã được khắc phục. Việc công nhận kết hôn đó là để bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em.

Nghi thức kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật việt Nam. Thẩm quyền đăng ký kết hôn: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú của công dân Việt Nam hoặc nơi thường trú của công dân nước ngoài trong trường hợp hai người nước ngoài kết hôn với nhau. Ngoại lệ là việc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của công dân Việt Nam ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng.

Website: https://vanhoangminhlaw.vn
Email: vanhoangminhlaw@gmail.com
Hotline: 0985 158 595 hoặc 0984 499 996
Địa chỉ trụ sở: 422 (tầng 3) Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ chi nhánh: số 13, tổ 1, khu phố 2, đường Hùng Vương, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

 

Bài viết liên quan

Cưỡng đoạt tài sản theo quy định của pháp luật

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ

Bồi thường thiệt hại trong thương mại

Bồi thường thiệt hại là chế tài rất hay được áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng. Căn cứ phát sinh, cách xác định mức bồi thường, giá trị bồi thường, … cũng như các trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thương mại sẽ được V&HM Law Firm gửi tới bạn đọc trong bài viết sau.

Bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người là một trong những trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Như vậy, bồi thường thiệt hại về tinh thần là gì và được pháp luật quy định như thế nào sẽ được đề cập trong bài viết này.



Zalo
Hotline