Hotline

0985 158 595

Email Liên hệ

[email protected]

Người lao động có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty không?

Người lao động có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty không?

NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ QUYỀN YÊU CẦU MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN

CÔNG TY KHÔNG?

Câu hỏi:

Chào luật sư, tôi có vấn đề cần luật sư tư vấn như sau:

Hiện tại, tôi đang làm việc tại một công ty chuyên về may mặc tuy nhiên do không bán được sản phẩm, hoạt động kinh doanh bị đình trệ nên đã hơn 03 tháng nay công ty vẫn chưa trả lương cho tôi và các đồng nghiệp. Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này tôi có thể yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty không? Nếu được thì tôi nộp đơn ở đâu?

Trả lời:

Về vấn đề thắc mắc của bạn, luật sư xin được tư vấn như sau:

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 quy định: Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Như vậy, doanh nghiệp được coi là phá sản khi đáp ứng đủ hai điều kiện sau:

- Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán;

- Bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Tại khoản 2 Điều 5 Luật Phá sản 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động như sau:

“Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.”

Căn cứ vào quy định trên, người lao động có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp khi doanh nghiệp đó quá thời hạn 03 tháng kể từ ngày thực hiện nghĩa vụ trả lương mà vẫn không thực hiện cho người lao động. Như vậy, trong trường hợp này, bạn có thể làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo Điều 8 Luật Phá sản 2014 quy định về thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân như sau:

- Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

+ Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

- Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Như vậy, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện đều có thẩm quyền giải quyết phá sản. Việc xác định thẩm quyền giải quyết phá sản thuộc về Tòa án cấp nào sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể theo quy định trên. Do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ nên chúng tôi chưa thể xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết phá sản công ty bạn. Trong trường hợp này bạn có thể căn cứ vào trường hợp cụ thể ở công ty bạn để xác định Tòa án có thẩm quyền và nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật.

V&HM tổng hợp

Website: https://vanhoangminhlaw.vn

Email: [email protected]

Hotline: 0985 158 595 hoặc 0984 499 996

Địa chỉ trụ sở: 422 (tầng 3) Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ chi nhánh: số 13, tổ 1, khu phố 2, đường Hùng Vương, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

Bài viết liên quan

Cưỡng đoạt tài sản theo quy định của pháp luật

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ

Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.

Bồi thường thiệt hại trong thương mại

Bồi thường thiệt hại là chế tài rất hay được áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng. Căn cứ phát sinh, cách xác định mức bồi thường, giá trị bồi thường, … cũng như các trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thương mại sẽ được V&HM Law Firm gửi tới bạn đọc trong bài viết sau.

Bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người là một trong những trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Như vậy, bồi thường thiệt hại về tinh thần là gì và được pháp luật quy định như thế nào sẽ được đề cập trong bài viết này.



Zalo
Hotline