Hotline

0985 158 595

Email Liên hệ

[email protected]

Người lao động tự do tại thành phố Hồ Chí Minh được nhận hỗ trợ trong thời kỳ đại dịch COVID- 19

Người lao động tự do tại thành phố Hồ Chí Minh được nhận hỗ trợ trong thời kỳ đại dịch COVID- 19

NGƯỜI LAO ĐỘNG TỰ DO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐƯỢC NHẬN HỖ TRỢ TRONG THỜI KỲ ĐẠI DỊCH COVID – 19

Trước tình hình diễn biến vô cùng phức tạp của đại dịch Covid 19 tại thành phố Hồ Chí Minh khiến nhiều người lao động mất việc và không đủ khả năng tài chính để trang cuộc sống. Đặc biệt là đối với những lao động tự do như bảo vệ, rửa xe, bán vé số,… là những người cần được hỗ trợ kịp thời trong đại dịch Covid-19 này.

Ngày 01/07/2021, UBND thành phố Hồ Chí Minh ban hành công văn số Công văn 2209/UBND-KT về việc triển khai chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố.

Theo đó, TP.Hồ Chí Minh đã thực hiện hỗ trợ đợt 1 với mức hỗ trợ là 50.000 đồng/người/ngày đối với người lao động tự do được chia làm 2 nhóm như sau:

- Nhóm 1: Người lao động tự làm công việc (không phụ thuộc vào hộ kinh doanh, cơ sở kinh doanh) như: Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ trên đường phố; Thu gom rác, phế liệu; Bốc vác, chuyển hàng bằng xe ba gác, xe thô sơ; Bán lẻ vé số lưu động; Tự làm trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe.

- Nhóm 2: Người lao động làm thuê tại hộ kinh doanh, cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe (bao gồm cả bảo vệ), một số lĩnh vực ngành nghề phải tạm ngừng hoạt động theo chỉ đạo của ủ y ban nhân dân Thành phố tại Công văn sổ 1749/UBND ngày 30/05/2021.

Ngày 19/07/2021, Sở Lao động, thương binh và xã hội TP.Hồ Chí Minh đã yêu cầu các UBND các quận huyện và TP.Thủ Đức đề nghị các địa phương rà soát, thống kê số liệu lao động tự do gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 ngoài nhóm công việc đã được quy định để họ được đề xuất nhận hỗ trợ đợt 2.

Có 10 nhóm ngành nghề được nhận hỗ trợ như: Bảo mẫu, quét dọn, giúp việc gia đình thuê; Bảo vệ, giữ xe, rửa xe thuê; sửa xe, vá xe nhỏ lẻ; bán báo dạo, đánh giày hoặc công việc có tính chất tương tự; bán hàng và trợ giúp bán hàng thuê (trong cửa hàng tại chợ, quầy hàng, điểm buôn bán nhỏ, tạp hóa); xử lý hạt giống để nhân giống (làm hạt giống, ...), uốn lá (lợp nhà,...); đánh bắt thủy sản ven biển và nội địa - tự làm hoặc làm thuê tại các hộ kinh doanh khai thác, đánh bắt thủy sản (như: bắt cá, cào nghêu, soi nha, làm mồi câu, kéo lưới, đan lưới, đánh lưới hoặc công việc có tính chất tương tự); thợ hồ (thợ nề), phụ hồ, thợ sơn, thợ mộc, thợ phụ - tự làm hoặc làm việc theo nhóm (mang tính riêng lẻ, độc lập) hoặc làm thuê tại các hộ kinh doanh xây dựng dân dụng; tài xế, phụ xe, lơ xe, tiếp viên, nhân viên làm thuê tại các hộ kinh doanh vận tải; xe ôm công nghệ; tự làm hoặc làm thuê tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, may gia công, làm hàng thủ công, mỹ nghệ; nhóm công việc khác do UBND TP Thủ Đức, quận, huyện đề xuất bổ sung.

Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cho biết về cơ bản, việc thực hiện chi trả cho người lao động tự do lần này cũng như đợt trước. "Không cần làm bất cứ thủ tục nào".

Điều kiện để người lao động tự do được nhận hỗ trợ đợt này gồm người bị mất việc làm; không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn 4 triệu đồng/tháng (theo mức chuẩn cận nghèo của TP.HCM giai đoạn 2021 - 2025). Đồng thời, có cư trú hợp pháp trên địa bàn TP.HCM (thường trú, tạm trú được cơ quan công an xác nhận) và thuộc các nhóm công việc được quy định.

Về quy trình lập danh sách, sau khi được UBND phường, xã, thị trấn triển khai văn bản và cách thức thực hiện, Ban điều hành khu phố, tổ trưởng các tổ dân phố sẽ tiến hành rà soát, thống kê, lập danh sách người lao động tự do theo mẫu quy định rồi gửi UBND phường, xã, thị trấn để thông qua hội đồng xét duyệt. 

Danh sách sau khi được xét duyệt sẽ được gửi về UBND quận, huyện và TP.Thủ Đức thực hiện thẩm định, phê duyệt, rồi sẽ đưa về phường, xã, thị trấn tổ chức chi trả. 

Đồng thời, Sở thông tin & truyền thông thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai kênh tiếp nhận và xử lý thông tin hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 qua Cổng thông tin 1022 với mục tiêu “không một người dân nào bị bỏ lại phía sau”.

V&HM tổng hợp

Website: https://vanhoangminhlaw.vn

Email: [email protected]

Hotline: 0985 158 595 hoặc 0984 499 996

Địa chỉ trụ sở: 422 (tầng 3) Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ chi nhánh: số 13, tổ 1, khu phố 2, đường Hùng Vương, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

 

Bài viết liên quan

Cưỡng đoạt tài sản theo quy định của pháp luật

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ

Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.

Bồi thường thiệt hại trong thương mại

Bồi thường thiệt hại là chế tài rất hay được áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng. Căn cứ phát sinh, cách xác định mức bồi thường, giá trị bồi thường, … cũng như các trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thương mại sẽ được V&HM Law Firm gửi tới bạn đọc trong bài viết sau.

Bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người là một trong những trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Như vậy, bồi thường thiệt hại về tinh thần là gì và được pháp luật quy định như thế nào sẽ được đề cập trong bài viết này.



Zalo
Hotline