Hotline

0985 158 595

Email Liên hệ

[email protected]

Nguyên tắc xử lý kỷ luật trong Bộ luật lao động 2019

Nguyên tắc xử lý kỷ luật trong Bộ luật lao động 2019

NGUYÊN TẮC XỬ LÝ KỶ LUẬT TRONG BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019

Về cơ bản, nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động theo Bộ luật lao động năm 2019 vẫn giống với Bộ luật lao động năm 2012 và được quy định rõ tại Điều 122 về nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động:

“1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;

d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

6. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động.

Như vậy, thứ nhất, theo nguyên tắc này, ví dụ như hành vi vi phạm của người lao động chiếu theo nội quy lao động thì hành vi đó có thể bị xử lý kỷ luật theo hình thức khiển trách hoặc kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng thì người sử dụng lao động chỉ được áp dụng một hình thức kỷ luật đối với hành vi đó, hoặc là khiển trách, hoặc là kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng chứ không được đồng thời áp dụng cả hai hình thức kỷ luật trên.

Thứ hai, người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm, chẳng hạn vừa có hành vi bị xử lí kỷ luật ở hình thức kéo dài thời hạn nâng lương, lại vừa có hành vi vi phạm mà theo nội quy bị cách chức thì người lao động chỉ bị xử lí theo hình thức kỷ luật cách chức chứ không thể tổng hợp hai hình thức kỷ luật đó để áp dụng hình thức kỷ luật sa thải.

Thứ ba, Bộ luật lao động cũng quy định rõ các trường hợp người sử dụng lao động không được áp dụng xử lý kỷ luật đối với người lao động. Các quy định như vậy là cần thiết để bảo vệ người lao động đặc biệt là đồi với người lao động nữ. Cũng như buộc người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động khi áp dụng hình thức xử lý kỷ luật.

Xử lí kỷ luật lao động không chỉ ảnh hưởng đến vật chất mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của người lao động. Vì có những hạn chế về hiểu biết pháp luật nên người lao động thường bị người sử dụng lao động xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua các hình thức xử lý kỷ luật. Do vậy, các quy định của bộ luật lao động buộc người sử dụng lao động xem xét mức độ vi phạm và mức độ lỗi của người lao động mà người sử dụng lao động áp dụng các hình thức xử lí kỷ luật lao động cho phù hợp, tránh các trường hợp người sử dụng lao động lạm dụng các hình thức xử lý kỷ luật, bảo vệ người lao động một cách tốt nhất.

Trên đây là các nguyên tắc xử lý kỷ luật được quy định trong Bộ luật lao động 2019 do V&HM Law Firm tổng hợp. Hy vọng những thông tin trên giúp ích được cho bạn.

Website: https://vanhoangminhlaw.vn

Email: [email protected]

Hotline: 0985 158 595

Địa chỉ: 422 (tầng 3) Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Bài viết liên quan

Cưỡng đoạt tài sản theo quy định của pháp luật

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ

Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.

Bồi thường thiệt hại trong thương mại

Bồi thường thiệt hại là chế tài rất hay được áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng. Căn cứ phát sinh, cách xác định mức bồi thường, giá trị bồi thường, … cũng như các trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thương mại sẽ được V&HM Law Firm gửi tới bạn đọc trong bài viết sau.

Bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người là một trong những trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Như vậy, bồi thường thiệt hại về tinh thần là gì và được pháp luật quy định như thế nào sẽ được đề cập trong bài viết này.



Zalo
Hotline