Hotline

0985 158 595

Email Liên hệ

[email protected]

Những điểm cần lưu ý về tranh chấp tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn

Những điểm cần lưu ý về tranh chấp tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn

 

Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác. Việc ly hôn có thể dẫn đến một số tranh chấp giữa hai vợ, chồng. Trong đó tranh chấp về tài sản chung rất thường xuyên xảy ra trong các vụ ly hôn.

 Theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân gia đình về tài sản chung của vợ chồng  như sau:

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Như vậy, để có thể phân chia tài sản sau khi ly hôn thì phải xác định được tài sản chung của vợ chồng bao gồm những tài sản gì và có căn cứ nào để xác định tài sản đó có phải là tải sản chung hay không.

Căn cứ theo Điều 38 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được chia làm hai phương án:

- Hai vợ chồng tự thỏa thuận và thỏa thuận này phải được lập thành văn bản và văn bản này phải được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

- Trong trường hợp không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng.

Đối với trường hợp yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về việc việc chia tài sản chung của vợ chồng thì cần lưu ý những điểm sau đây:

Thứ nhất, về nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi theo quy định của khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 nhưng sẽ lưu ý các yếu tố sau: (i)hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; (ii) công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập. Tuy nhiên, vợ, chồng ở nhà nội trợ vẫn được tính là lao động có thu nhập tương đương với người đi làm; (iii) bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; (iv) lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. Đặc biệt, khi phân chia tài sản chung vợ chồng, Tòa án phải xem xét đến quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, tài sản để tự nuôi mình. Tại Khoản 4 Điều 7 Thông tu liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình cũng nêu một số ví dụ rõ ràng về việc phân chia tài sản chung theo các nguyên tắc trên như:

Ví dụ 1: Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ô tô người chồng đang chạy xe taxi trị giá 400 triệu đồng và một cửa hàng tạp hóa người vợ đang kinh doanh trị giá 200 triệu đồng. Khi giải quyết ly hôn và chia tài sản chung, Tòa án phải xem xét giao cửa hàng tạp hóa cho người vợ, giao xe ô tô cho người chồng để họ tiếp tục kinh doanh, tạo thu nhập. Người chồng nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán cho người vợ phần giá trị là 100 triệu đồng.

Ví dụ 2: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.

Thứ hai, trong rất nhiều trường hợp xãy ra tranh chấp về tài sản sau ly hôn thì một bên xác định rằng tài sản tranh chấp là tài sản riêng của mình còn bên còn lại xác định tài sản này là tải sản chung và yêu cầu Tòa án chia phần tài sản này. Do đó, ta cần phải xác định chính xác phần tài sản đang tranh chấp đó là tài sản riêng hay tài sản chung. Căn cứ theo Điều 43 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 và  Điều 11 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định về tài sản riêng của vợ chồng thì các tài sản sau đây sẽ được coi là tài sản riêng: Quyền tài sản với đối tượng sở hữu trí tuệ; tài sản có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng; tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác; khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng. Dựa theo các căn cứ này ta có thể xác định được phần tài sản tranh chấp là tài sản riêng hay tài sản chung và yêu cầu Tòa án chia theo đúng quy định pháp luật.

Trên đây là bài viết về những điểm cần lưu ý về tranh chấp tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn do V&HM Law Firm tổng hợp. Hy vọng những thông tin trên giúp ích được cho bạn.

V&HM tổng hợp

Website: https://vanhoangminhlaw.vn

Email: [email protected]

Hotline: 0985 158 595 hoặc 0984 499 996

Địa chỉ trụ sở: 422 (tầng 3) Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ chi nhánh: số 13, tổ 1, khu phố 2, đường Hùng Vương, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

Bài viết liên quan

Cưỡng đoạt tài sản theo quy định của pháp luật

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ

Bồi thường thiệt hại trong thương mại

Bồi thường thiệt hại là chế tài rất hay được áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng. Căn cứ phát sinh, cách xác định mức bồi thường, giá trị bồi thường, … cũng như các trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thương mại sẽ được V&HM Law Firm gửi tới bạn đọc trong bài viết sau.

Bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người là một trong những trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Như vậy, bồi thường thiệt hại về tinh thần là gì và được pháp luật quy định như thế nào sẽ được đề cập trong bài viết này.



Zalo
Hotline