Hotline

0985 158 595

Email Liên hệ

vanhoangminhlaw@gmail.com

Phân biệt ngừng việc với tạm hoãn hợp đồng lao động theo quy định của bộ luật lao động năm 2019.

Phân biệt ngừng việc với tạm hoãn hợp đồng lao động theo quy định của bộ luật lao động năm 2019.

 

Người lao động ngừng làm việc có khác gì với người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động? Chính sách hỗ trợ của chính phủ cho họ khi gặp khó khăn bởi Covid-19 có giống nhau hay không? Đây là câu hỏi mà khách hàng thường đặt cho bộ phận tư vấn Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh (V&HM Law Firm) chúng tôi thời gian qua. Nếu bạn đang có thắc mắc về vấn đề trên hoặc các vấn đề có liên quan, hãy cùng công ty chúng tôi tìm hiểu thông qua nội dung dưới đây.

 

I/ Phân biệt ngừng việc với tạm hoãn hợp đồng lao động

Giữa tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và ngừng việc có những điểm khác nhau như sau:

1. Trường hợp áp dụng

Theo quy định tại khoản 1 điều 30, khoản 4 điều 29, điều 99, điều 198, điều 207 Bộ luật Lao động năm 2019, trường hợp áp dụng tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với ngừng việc có sự khác biệt như sau:

* Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động chỉ áp dụng với các trường hợp sau:

- Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.

- Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

- Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc.

- Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi;

- Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

- Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;

- Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

* Ngừng việc

Ngừng việc có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm: Lỗi từ người lao động, lỗi của người sử dụng lao động, các nguyên nhân khách quan khác mà người lao động không thể làm việc được nên phải ngừng việc (như là, do thiên tai hỏa hoạn làm nhà máy hư hỏng không thể làm việc được, đình công...).

2. Tiền lương

Theo quy định tại khoản 2 điều 30, điều 99 Bộ luật Lao động năm 2019, tiền lương đối với trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với ngừng việc có sự khác biệt như sau:

* Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

* Ngừng việc

Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

- Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

- Nếu do lỗi của người lao động, người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

- Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc nhưng phải đảm bảo trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu; trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

II/ Chính sách hỗ trợ từ Chính phủ dành  cho người lao động bị ngừng việc và tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động do dịch bệnh Covid-19.

Căn cứ khoản 4, khoản 5 mục II Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ và chương IV, chương V Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng, chính sách hỗ trợ từ Chính phủ đối với người lao động bị ngừng việc và tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động do dịch bệnh Covid-19 có sự khác nhau như sau:

1. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Nếu người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thỏa mãn yêu cầu tại Điều 13 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg sẽ được hỗ trợ:

- 1.855.000 đồng với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới một tháng (30 ngày).

- 3.710.000 đồng với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động từ một tháng (30 ngày) trở lên.

Ngoài khoản hỗ trợ nêu trên, nếu người lao động đang mang thai sẽ được hỗ trợ thêm một triệu đồng; người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi thì được hỗ trợ thêm một triệu đồng/trẻ em chưa đủ 6 tuổi và chỉ hỗ trợ cho một người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.

2. Ngừng việc

Nếu người lao động ngừng việc thỏa mãn yêu cầu tại điều 17 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg sẽ được hỗ trợ một triệu đồng.

Ngoài khoản hỗ trợ nêu trên, nếu người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm một triệu đồng/người; người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ thêm một triệu đồng/trẻ em chưa đủ 6 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 1 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.

 

Trên đây là toàn bộ những nội dung cần biết để phân biệt ngừng việc với tạm hoãn hợp đồng lao động theo quy định của bộ luật lao động năm 2019 và một số chính sách hỗ trợ của chính phủ cho người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động và ngừng việc do dịch bệnh covid. Hy vọng những thông tin trên giúp ích được cho bạn.

V&HM tổng hợp

Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể liên lạc với V&HM LAW FIRM qua số điện thoại: 098.449.9996 hoặc 098.515.8595 (Luật sư Dương Hoài Vân) hoặc đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 422 Võ văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú (Tầng 2).

Địa chỉ chi nhánh: số 13, tổ 1, khu phố 2, đường Hùng Vương, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Trân trọng./

 

Bài viết liên quan

Cưỡng đoạt tài sản theo quy định của pháp luật

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ

Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.

Bồi thường thiệt hại trong thương mại

Bồi thường thiệt hại là chế tài rất hay được áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng. Căn cứ phát sinh, cách xác định mức bồi thường, giá trị bồi thường, … cũng như các trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thương mại sẽ được V&HM Law Firm gửi tới bạn đọc trong bài viết sau.

Bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người là một trong những trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Như vậy, bồi thường thiệt hại về tinh thần là gì và được pháp luật quy định như thế nào sẽ được đề cập trong bài viết này.



Zalo
Hotline