Hotline

0985 158 595

Email Liên hệ

vanhoangminhlaw@gmail.com

Quy định góp vốn vào công ty, cơ cấu góp vốn trong doanh nghiệp.

Quy định góp vốn vào công ty, cơ cấu góp vốn trong doanh nghiệp.

 

Quy định về góp vốn vào công ty, cơ cấu góp vốn trong doanh nghiệp

Khi tiến hành thành lập công ty, hoặc tham gia góp vốn, chuyển nhượng vốn trong doanh nghiệp thì các bạn cần tìm hiểu những quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp? Quy định về vốn điều lệ của các loại hình doanh nghiệp như thế nào? Góp vốn bằng tài sản gì? Thời hạn góp vốn trong bao lâu? Vốn tối thiểu để thành lập công ty là bao nhiêu? ..v..v...Và có rất nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề góp vốn tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp được quy định trong luật doanh nghiệp hiện hành.

Bằng kinh nghiệm tư vấn thực tiễn nhiều năm trong ngành. Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh (V&HM Law Firm) chúng tôi sẽ chia sẻ những kiến thức quan trọng cần biết về việc góp vốn trong doanh nghiệp để bạn có thể nắm rõ qua bài viết dưới đây.

 

Vốn điều lệ công ty là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty. Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu, hoặc mức vốn điều lệ công ty tối đa là bao nhiêu khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh bình thường.

II/ Có thể góp vốn bằng tài sản gì?

Theo quy định tại Điều 34 Luật doanh nghiệp mới nhất thì:

1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.

III/ Thời hạn góp vốn trong bao lâu?

Đối với công ty TNHH 1 Thành viên: Theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật doanh nghiệp 2020: Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết.

Đối với công ty cổ phần: Theo khoản 1 Điều 113 Luật doanh nghiệp 2020: Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.

Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên: Theo khoản 2 Điều 47 Luật doanh nghiệp mới nhất:  Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại. 

Đối với doanh nghiệp tư nhânTheo khoản 1 Điều 189 Luật doanh nghiệp 2020: 

1. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

2. Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

3. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Tức là chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ phải góp đủ và đảm bảo đủ ngay khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân, vì chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với doanh nghiệp tư nhân mà mình thành lập.

IV/ Vốn tối thiểu để thành lập công ty là bao nhiêu?

Câu trả lời là còn tuỳ vào doanh nghiệp đó sẽ đăng ký ngành nghề kinh doanh gì?

+ Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường không yêu cầu mức vốn pháp định, thì theo luật không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty. Các bạn nên tham khảo danh sách ngành nghề đăng ký kinh doanh tại: "Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam". Trong thực tế có nhiều đơn vị doanh nghiệp đã đăng ký vốn điều lệ công ty là 1 triệu đồng, điều này hoàn toàn pháp luật không cấm, tuy nhiên khi đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp như vậy thì khi đi giao dịch và làm việc với đối tác, các cơ quan ngân hàng, thuế thì họ thường không tin tưởng doanh nghiệp này và rất hạn chế giao dịch và cũng là một trở ngại lớn khi đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp. Cho nên cần đăng ký mức tương đối và phù hợp với thực tế để thuận tiện hơn cho việc kinh doanh.

+ Còn nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu mức vốn pháp định để hoạt động, thì vốn tối thiểu để thành lập công ty chính là bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó. 

V/ Khi tiến hành góp vốn công ty có nên làm hợp đồng góp vốn giữa các thành viên hay không?

Nên có hợp đồng góp vốn với các cá nhân/tổ chức khi thành lập doanh nghiệp. Các thành viên/ cổ đông góp vốn là những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp. Hợp tác được những thành viên/ cổ đông đồng lòng, đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quyết định cho việc thành công của công ty và ngược lại. Hãy suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ trước khi hợp tác với cá nhân/ tổ chức để cùng thành lập công ty.

VI/ Khi góp vốn ai có thể làm người đại diện theo pháp luật?

- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

 

Trên đây là toàn bộ những điều cần biết về quy định góp vốn vào công ty, cơ cấu góp vốn trong doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trên giúp ích được cho bạn.

V&HM tổng hợp

Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể liên lạc với V&HM LAW FIRM qua số điện thoại: 098.449.9996 hoặc 098.515.8595 (Luật sư Dương Hoài Vân) hoặc đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 422 Võ văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú (Tầng 2).

Trân trọng./

V&HM tổng hợp
Website: https://vanhoangminhlaw.vn
Email: vanhoangminhlaw@gmail.com
Hotline: 0985 158 595 hoặc 0984 499 996
Địa chỉ trụ sở: 422 (tầng 3) Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ chi nhánh: Số 13 đường  Hùng Vương, tổ 1, khu phố 2, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

Bài viết liên quan

Cưỡng đoạt tài sản theo quy định của pháp luật

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ

Bồi thường thiệt hại trong thương mại

Bồi thường thiệt hại là chế tài rất hay được áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng. Căn cứ phát sinh, cách xác định mức bồi thường, giá trị bồi thường, … cũng như các trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thương mại sẽ được V&HM Law Firm gửi tới bạn đọc trong bài viết sau.

Bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người là một trong những trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Như vậy, bồi thường thiệt hại về tinh thần là gì và được pháp luật quy định như thế nào sẽ được đề cập trong bài viết này.



Zalo
Hotline