Hotline

0985 158 595

Email Liên hệ

[email protected]

Quốc hội thông qua nghị quyết giảm 1 phó thủ tướng trong nhiệm kỳ 2021-2026,

Quốc hội thông qua nghị quyết giảm 1 phó thủ tướng trong nhiệm kỳ 2021-2026,

QUỐC HỘI THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT GIẢM 1 PHÓ THỦ TƯỚNG TRONG NHIỆM KỲ 2021-2026

Trong thời gian vừa qua, Quốc hội khóa XV đã bầu ra Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và nhiều chức danh lãnh đạo nhà nước khác và quyết định cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ. Cụ thể:

Ngày 20/7/2021, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Chủ tịch Quốc hội khóa XIV, đại biểu Quốc hội khóa XV giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Theo Điều 72 Hiến pháp 2013 về nhiệm vụ của Chủ tịch Quốc hội thì “Chủ tịch Quốc hội chủ tọa các phiên họp của Quốc hội; ký chứng thực Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; lãnh đạo công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; tổ chức thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội; giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội.”

Ngày 26/7/2021, Quốc hội đã bầu ông Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021 (từ tháng 4/2021), đại biểu Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nước nhiệm kỳ 2021 - 2026. Theo Khoản 2 Điều 95 Hiến Pháp 2013 về nhiệm vụ của Thủ tướng chính phủ thì “Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.”

Ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021, giữ chức Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026. Theo Điều 86 Hiến pháp 2013 về nhiệm vụ của Chủ tịch nước thì “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.”       

Ngày 28/7/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn; Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội trước khi Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Theo đó, lãnh đạo Chính phủ gồm Thủ tướng và 4 phó thủ tướng, dự kiến phân công chỉ đạo các lĩnh vực: ngoại giao và hội nhập quốc tế, xây dựng pháp luật, tổ chức bộ máy, tôn giáo, dân tộc; kinh tế tổng hợp và thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kinh tế ngành; khoa giáo - văn xã.

Theo Nghị quyết, 4 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 gồm:

1. Uỷ viên Bộ Chính trị Phạm Bình Minh;

2. Bí thư Trung ương Đảng Lê Minh Khái;

3. Uỷ viên Trung ương Đảng Vũ Đức Đam; 

4. Uỷ viên Trung ương Đảng Lê Văn Thành.

Như vậy, nhiệm kỳ mới đã giảm 1 Phó Thủ tướng so với nhiệm kỳ 2016-2021.

Ngoài ra, Quốc hội còn bầu 18 Bộ trưởng các bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Nội vụ, Tư pháp, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Công thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và môi trường, Thông tin và truyền thông, Lao động - thương binh và xã hội, Văn hóa - thể thao và du lịch, Khoa học và công nghệ, Giáo dục và đào tạo, Y tế.

4 Thủ trưởng cơ quan ngang bộ gồm: bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tổng Thanh tra Chính phủ; bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Trên đây là nội dung bài viết về “Quốc hội thông qua nghị quyết giảm 1 phó thủ tướng trong nhiệm kỳ 2021-2026”, V&HM Law gửi đến bạn đọc, nếu có gì thắc mắc xin vui lòng liên hệ V&HM Law để được giải đáp.

V&HM tổng hợp
Website: https://vanhoangminhlaw.vn
Email: [email protected]
Hotline: 0985 158 595 hoặc 0984 499 996
Địa chỉ trụ sở: 422 (tầng 3) Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ chi nhánh: Số 13 đường Hùng Vương, tổ 1, khu phố 2, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

Bài viết liên quan

Cưỡng đoạt tài sản theo quy định của pháp luật

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ

Bồi thường thiệt hại trong thương mại

Bồi thường thiệt hại là chế tài rất hay được áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng. Căn cứ phát sinh, cách xác định mức bồi thường, giá trị bồi thường, … cũng như các trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thương mại sẽ được V&HM Law Firm gửi tới bạn đọc trong bài viết sau.

Bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người là một trong những trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Như vậy, bồi thường thiệt hại về tinh thần là gì và được pháp luật quy định như thế nào sẽ được đề cập trong bài viết này.



Zalo
Hotline