Hotline

0985 158 595

Email Liên hệ

vanhoangminhlaw@gmail.com

Chấm dứt lao động với người nước ngoài nhưng không thu hồi được giấy phép lao động phải là sao?

Chấm dứt lao động với người nước ngoài nhưng không thu hồi được giấy phép lao động phải là sao?

 

Câu hỏi:

Công ty tôi có sử dụng lao động là người nước ngoài. Ngày 25/5/2021, hai bên chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, khi người lao động này nghỉ việc thì công ty không thể lấy lại giấy phép lao động dù đã liên lạc rất nhiều lần. Vì vậy, cho đến nay công ty vẫn chưa thể thu hồi giấy phép lao động để nộp lại cho Sở Lao động và Thương binh Xã hội. Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này chúng tôi phải giải quyết như thế nào? Nhờ Luật sư tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn,

Về vấn đề pháp lý mà bạn hỏi, Luật sư xin được tư vấn như sau:

Trong xu thế hội nhập ngày nay, việc thuê mướn lao động không chỉ bó hẹp đối tượng là công dân Việt Nam. Việc sử dụng người lao động là người nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Theo đó, để người nước ngoài được làm việc một cách hợp pháp tại các doanh nghiệp, cần phải hoàn chỉnh giấy phép lao động. Người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động được bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình trong các mối quan hệ lao động. Nó cũng là một trong những giấy tờ cần thiết để người lao động thực hiện các thủ tục liên quan đến xuất nhập cảnh, tạm trú. Theo quy định của Bộ luật lao động, đối tượng người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam sẽ phải làm thủ tục xin cấp phép lao động (trừ trường hợp được miễn). Như vậy, khi giấy phép lao động hết hiệu lực thì đồng nghĩa với việc người nước ngoài không còn được trao quyền lao động hợp pháp nữa. Thu hồi giấy phép lao động là một trong những thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực việc làm được áp dụng trong một số trường hợp nhất định. Cụ thể:

Căn cứ Điều 156 Bộ luật Lao động có quy định về các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực như sau:

“1. Giấy phép lao động hết thời hạn.

2. Chấm dứt hợp đồng lao động.

3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.

4. Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.

5. Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.

6. Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

7. Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.

8. Giấy phép lao động bị thu hồi.

Bên cạnh đó, tại Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP có quy định về các trường hợp bị thu hồi giấy phép lao động như sau:

“1. Giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 156 của Bộ luật Lao động.

2. Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định này.

3. Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.”

Căn cứ Điều 21 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định trình tự thu hồi giấy phép lao động như sau:

"1. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định này thì trong 15 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực, người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài để nộp lại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó kèm theo văn bản nêu rõ lý do thu hồi, trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thu hồi được.

2. Đối với trường hợp quy định tại khoản 2, 3 Điều 20 Nghị định này thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động ra quyết định thu hồi giấy phép lao động theo Mẫu số 13/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo cho người sử dụng lao động để thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài và nộp lại cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép lao động đã thu hồi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động gửi người sử dụng lao động."

Theo quy định trên, khi người lao động nước ngoài làm việc tại Viêt Nam mà thời hạn giấy phép hết hạn (không gia hạn), hợp đồng lao động chấm dứt ... thì giấy phép lao động đó sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thu hồi lại.

Đối chiếu với trường hợp của công ty bạn, khi người lao động nước ngoài chấm dứt hợp đồng lao động với công ty thì có nghĩa vụ nộp lại giấy phép lao động và công ty bạn phải thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài đó để nộp lại cho cơ quan đã cấp giấy phép lao động.

Tuy nhiên, trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động nhưng người lao động không trả lại giấy phép lao động, công ty bạn có thể gửi quyết định chấm dứt hợp đồng lao động và công văn đến Sở Lao động Thương binh Xã hội giải trình về việc người lao động không trả lại giấy phép lao động để được hướng dẫn giải quyết bởi vấn đề này luật cũng không quy định cụ thể là doanh nghiệp phải làm thế nào và trong Nghị định 95/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội cũng không có chế tài xử lý đối với trường hợp này, tức là công ty bạn và người lao động nước ngoài sẽ không bị xử phạt về hành vi này, nhưng công ty bạn vẫn cần được định hướng về mặt hồ sơ và giấy tờ để hoàn tất thủ tục đối với người lao động này.

Trên đây là ý kiến tư vấn có tính chất tham khảo theo quy định pháp luật. Hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn.

V&HM tổng hợp
Website: https://vanhoangminhlaw.vn
Email: vanhoangminhlaw@gmail.com
Hotline: 0985 158 595 hoặc 0984 499 996
Địa chỉ trụ sở: 422 (tầng 3) Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ chi nhánh: Số 11 đường 18 tháng 9, khu phố 9, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Phân biệt vụ án hình sự và vụ án dân sự

“Vụ án” không còn là một khái niệm quá xa lạ với tất cả mọi người, bởi lẽ khi nhắc đến vụ án là nhắc đến những tranh chấp, xung đột xảy ra trong các mối quan hệ xã hội, trong các lĩnh vực như: dân sự, hình sự, kinh doanh thương mại, lao động

Quy định pháp luật về hành vi bạo lực trẻ em

Thời gian gần đây, vấn đề bạo lực trẻ em diễn ra ngày càng phổ biến, gia tăng cả về số lượng và mức độ, có thể thấy bạo lực trẻ em không chỉ dừng lại là vấn đề của một cá nhân hay một gia đình riêng lẻ mà là vấn đề nhức nhối của cả xã hội.

Cưỡng đoạt tài sản theo quy định của pháp luật

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ

Con có trước khi bố mẹ đăng ký kết hôn thì có quyền được hưởng di sản thừa kế không?

Hiện nay, có rất nhiều trường hợp các cặp đôi có con trước sau đó mới tiến hành đăng ký kết hôn. Vậy việc con có trước khi bố mẹ đăng ký kết hôn thì có quyền được hưởng di sản thừa kế không?

Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.



Zalo
Hotline