Hotline

0985 158 595

Email Liên hệ

[email protected]

Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết khó khăn liên quan đến người lao động trong thời kỳ đại dịch COVID 19.

Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết khó khăn liên quan đến người lao động trong thời kỳ đại dịch COVID 19.

GIẢI PHÁP HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG THỜI KỲ ĐẠI DỊCH COVID 19

Trước tình hình diễn biến vô cùng phức tạp của đại dịch Covid 19. Nhiều doanh nghiệp  đã rơi vào tình cảnh vô cùng khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đứng trước tình hình khó khăn này, thì doanh nghiệp cần những giải pháp để giải quyết khó khăn và duy trì sự tồn tại của mình trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19.

Ngày 25/03/2020, Bộ lao động thương binh và xã hội ra công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL về việc hướng dẫn trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian ngừng việc liên quan đến dịch bệnh Covid-19 đã có một số hướng dẫn cụ thể tóm tắt như sau:

 - Tiền lương của người lao động trong thời gian ngừng việc thực do tác động trực tiếp của dịch Covid-19 thì phần tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định nhưng phải thuộc các trường hợp:

+ Người lao động là người nước ngoài trong thời gian chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

+ Người lao động phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

+ Người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp không hoạt động được vì chủ sử dụng lao động hoặc những người lao động khác cùng doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp đó đang trong thời gian phải cách ly hoặc chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc

- Trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn nguyên vật liệu, thị trường dẫn tới không bố trí đủ việc làm, người sử dụng lao động có thể tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

- Nếu thời gian ngừng việc kéo dài ảnh hưởng đến khả năng chi trả của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

- Nếu doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dẫn tới giảm chỗ làm việc thì thực hiện sắp xếp lao động (có thể đơn phuông chám dứt hợp đồng lao động).

 

Với sự kiện do ảnh hưởng của Covid-19, doanh nghiệp có thể áp dụng điểm c khoản 1 Điều 36 BLLĐ 2019 “Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;” để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.

Tuy nhiên, viêc áp dụng lý do "do dịch bệnh nguy hiểm" để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động chỉ đúng quy định pháp luật khi khi “ người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc".

Sau khi bị chấm dứt Hợp đồng lao động trong các trường hợp do ảnh hưởng bởi Covid-19 nói trên, doanh nghiệp có nghĩa vụ trả cho người lao động khoản trợ cấp sau:

- Trợ cấp thôi việc: được áp dụng đối với người lao động có đủ 12 tháng làm việc trở lên bị chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Mức trợ cấp thôi việc được tính dựa vào thâm niên làm việc của người lao động cho doanh nghiệp. Cứ 1 năm làm việc thì được trợ cấp ½ tháng tiền lương (căn cứ vào tiền lương bình quân 6 tháng cuối trước khi chấm dứt hợp đồng lao động).

- Trợ cấp mất việc làm: được áp dụng đối với người lao động có đủ 12 tháng làm việc trở lên bị chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi tổ chức, tổ chức lại lao động. Mức trợ cấp mất việc làm được tính dựa vào thâm niên làm việc của người lao động cho doanh nghiệp, cứ 1 năm làm việc thì được trợ cấp 1 tháng lương nhưng mức thấp nhất cũng bằng 2 tháng lương (căn cứ vào tiền lương bình quân 6 tháng cuối trước khi chấm dứt hợp đồng lao động).

Ngoài phương án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, doanh nghiệp cũng có thể tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo Điều 30 và tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo Điều 29 Bộ luật lao động năm 2019 để có thể tiếp tục duy trì hoạt động của doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19.

Trên đây là nội dung bài viết về doanh nghiệp và những khó khăn liên quan đến người lao động trong thời kỳ đại dịch Covid 19, V&HM Law gửi đến bạn đọc, nếu có gì thắc mắc xin vui lòng liên hệ V&HM Law để được giải đáp.

 V&HM tổng hợp

Website: https://vanhoangminhlaw.vn

Email: [email protected]

Hotline: 0985 158 595 hoặc 0984 499 996

Địa chỉ trụ sở: 422 (tầng 3) Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ chi nhánh: số 13, tổ 1, khu phố 2, đường Hùng Vương, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

Bài viết liên quan

Người mua trái phiếu có được nhận lại tiền khi công ty phá sản hay không?

Căn cứ khoản 3, Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 thì trái phiếu là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.

Yêu cầu về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá

Quy định của pháp luật về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá

Doanh nghiệp và những khó khăn liên quan đến người lao động trong thời kỳ đại dịch COVID 19.

Ngày 25/03/2020, Bộ lao động thương binh và xã hội ra công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL về việc hướng dẫn trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian ngừng việc liên quan đến dịch bệnh Covid-19.

Hợp nhất doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp

 Trình tự, thủ tục hợp nhất doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp mới nhất.



Zalo
Hotline