Giấy tờ có giá là gì? Một số nhầm lẫn thường gặp đối với giấy tờ có giá
Giấy tờ có giá thường bắt gặp trong các giao dịch dân sự. Tuy nhiên hiện nay nhiều người vẫn chưa có sự hiểu biết đúng đắn về giấy tờ có giá. Đặc biệt là thường nhầm lẫn giấy tờ có giá với các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Nếu bạn vẫn còn đang nhầm lẫn về vấn đề này, hãy cùng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh (V&HM Law Firm) chúng tôi tìm hiểu về nó thông qua nội dung dưới đây.
1. Giấy tờ có giá là gì ?
Hiện nay Bộ luật dân sự 2015 chưa định nghĩa cụ thể giấy tờ có giá là gì mà chỉ nêu giấy tờ có giá là một loại tài sản.
Theo Khoản 8, Điều 6, Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010; Khoản 1, Điều 3 Thông tư 04/2016/TT-NHNN và Khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN quy định: ‘’ Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác".
Căn cứ vào nội dung giải đáp về giấy tờ có giá tại công văn 141/TANDTC-KHXX có liệt kê một số loại giấy tờ có giá như sau:
Khoản 1 điều 105 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”.
Theo quy định tại điểm 8 Điều 6 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 thì giấy tờ có giá là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”.
2. Các loại giấy tờ được xem là giấy tờ có giá.
Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, thì giấy tờ có giá bao gồm:
a) Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được quy định tại Điều 1 của Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005;
b) Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005;
c) Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ được quy định tại Điều 3 của Luật quản lý nợ công năm 2017;
d) Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định) được quy định tại Điều 4 của Luật chứng khoán năm 2019;
Như vậy thì chỉ những loại giấy tờ được nêu trên mới được pháp luật thừa nhận là giấy tờ có giá.
Tuy nhiên hiện nay rất nhiều người nhầm lẫn giữa giấy tờ có giá với các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Phổ biến nhất chính là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay sổ tiết kiệm. Các giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản này không phải giấy tờ có giá bởi bản thân tờ giấy đó nó không phải là tài sản. Tài sản thực sự chính là quyền sở hữu đối với tài sản được nêu trong giấy.
Ví dụ: Đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản thực sự chính là quyền sử dụng đất, đối với sổ tiết kiệm tài sản thực sự chính là khoản tiền gửi tại ngân hàng.
3. Cơ sở pháp lý
Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam
Trên đây là toàn bộ những định nghĩa và quy định pháp luật về giấy tờ có giá. Hy vọng những thông tin trên giúp ích được cho bạn.
V&HM tổng hợp
Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể liên lạc với V&HM LAW FIRM qua số điện thoại: 098.449.9996 hoặc 098.515.8595 (Luật sư Dương Hoài Vân) hoặc đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 422 Võ văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú (Tầng 2).
Địa chỉ chi nhánh: số 13, tổ 1, khu phố 2, đường Hùng Vương, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
Trân trọng./.