Hotline

0985 158 595

Email Liên hệ

[email protected]

Làm sao để chứng minh đại dịch COVID- 19 là sự kiện bất khả kháng hay là hoàn cảnh thay đổi cơ bản

Làm sao để chứng minh đại dịch COVID- 19 là sự kiện bất khả kháng hay là hoàn cảnh thay đổi cơ bản

 

Đại dịch Covid-19 đã và đang là vấn đề thời sự của toàn thế giới. Được biết, dịch bệnh đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội của Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung. Trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, nhiều hợp đồng đã được ký kết, việc thực hiện những hợp đồng này được diễn ra bình thường theo thỏa thuận. Khi đại dịch Covid -19 xảy ra, nhiều hợp đồng đã phải tạm dừng hoặc không thể thực hiện được. Như vậy, “làm sao để có thể chứng minh dịch Covid-19 là sự kiện bất khả kháng hay hoàn cảnh thay đổi cơ bản?” là câu hỏi cực kỳ quan trọng trong giai đoạn khủng hoảng vì dịch bệnh này.

I. Sự kiện bất khả kháng

Theo quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”

Như vậy, để đại dịch Covid-19 được coi là sự kiện bất khả kháng phải đáp ứng các tiêu chí sau:

Thứ nhất, phải là sự kiện xảy ra một cách khách quan. Khi đại dịch Covid-19 xãy ra buộc Cơ quan nhà nước phải có những hành vi, quyết định, văn bản nhất định để ngăn chặn tính lây lan của dịch bệnh. Các hành vi, quyết định, văn bản trên nằm ngoài ý chí của các bên nên nó đáp ứng được tiêu chí khách quan của sự kiện bất khả kháng.

Thứ hai, phải là sự kiện không thể lường trước được. Ở đây chúng ta cần xác định thời điểm xác lập hợp đồng hay thỏa thuận. Trong trường hợp tại thời điểm các bên xác lập hợp đồng mà khi đó các bên đã  biết hoặc phải biết về quyết định công bố dịch và các biện pháp pháp lý có thể được áp dụng để hạn chế sự lây lan và phát triển dịch dịch bệnh nhưng vẫn ký kết hợp đồng thì việc dịch bện ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng sẽ không được coi là sự kiện bất khả kháng.

Thứ ba là không thể khắc phục được. để chứng minh điều kiện này, doanh nghiệp các bên có thể viện dẫn lý do buộc phải tạm dừng các hoạt động và thực hiện cách ly xã hội quyết định, văn bản  của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ như đối với các hợp đồng xuất nhập khẩu, doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn có thể viện dẫn lý do phải thực hiện các lệnh cấm hoặc các biện pháp phòng chống dịch được ban bố bởi các nước liên quan.

Vì vậy, ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến việc thực hiện hợp đồng của các bên chỉ được xem là sự kiện bất khả kháng khi đáp ứng đủ các điều kiện trên. Nhưng không phải trong bất kỳ hợp đồng nào thì ảnh hưởng của đại địch Covid-19 cũng được xem là sự kiện bất khả kháng.

II. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 420 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;

b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;

c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;

d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;

đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.

Cũng giống như “sự kiện bất khả kháng” để coi đại dịch Covid-19 là hoàn cảnh thay đổi cơ bản thì nó cũng phải mang tính khách quan và không lường trước được. Tuy nhiên, ngoài hai điều kiện trên thì còn cần phải đánh giá và xác định các điều kiện sau:

Thứ nhất, hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác. Như vậy bên bị ảnh hưởng cần chứng minh sự thiệt hại đã làm cho mình không thể đạt được mong muốn khi ký và thực hiện hợp đồng với bên còn lại ví dụ như là doanh nghiệp thì có thể là doanh thu sụt giảm đáng kể, không có khả năng để trang trải tiền thuê mặt bằng, thanh toán lương cho công nhân.

Thứ hai, việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên. Ví dụ trong trường hợp hai bên ký kết hợp đồng vận tải tuy nhiên địa điểm giao hàng nằm trong khu vực bị phong tỏa hay cách ly thì nếu bất chấp giao hàng có thễ dẫn đến việc người giao hàng trở thành nguồn lây nhiễm dịch bệnh. Với hành vi như vậy bên vận chuyển không chỉ có thể bị phạt hành chính mà còn có thể bị khởi tố hình sự vì vi phạm pháp luật. Bởi lý do trên, nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng vận tải có thể khiến một bên bị thiệt hại vô cùng nặng nề.

Thứ ba, bên bị bất lợi đã “áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép”, chẳng hạn như thu hẹp hoạt động kinh doanh, giảm số lượng người lao động hay thay đổi phương thức kinh doanh, cấu trúc lại doanh nghiệp nhưng vẫn không thể có doanh thu tương ứng với chi phí để duy trì hoạt động theo hợp đồng đã ký trong thời kỳ dịch bệnh.

Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cho thấy, quy định thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản còn nhiều bất cập, gây nhiều khó khăn cho các bên liên quan dẫn đến việc xác định đại dịch Covid-19 có thuộc trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản hay không còn rất nhiều khó khăn.

Trên đây là nội dung bài viết về phương thức chứng minh đại dịch Covid-19 là sự kiện bất khả kháng hay là hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định pháp luật, V&HM Law gửi đến bạn đọc, nếu có gì thắc mắc xin vui lòng liên hệ V&HM Law để được giải đáp.

V&HM tổng hợp

Website: https://vanhoangminhlaw.vn

Email: [email protected]

Hotline: 0985 158 595 hoặc 0984 499 996

Địa chỉ trụ sở: 422 (tầng 3) Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ chi nhánh: số 13, tổ 1, khu phố 2, đường Hùng Vương, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

Bài viết liên quan

Phân biệt vụ án hình sự và vụ án dân sự

“Vụ án” không còn là một khái niệm quá xa lạ với tất cả mọi người, bởi lẽ khi nhắc đến vụ án là nhắc đến những tranh chấp, xung đột xảy ra trong các mối quan hệ xã hội, trong các lĩnh vực như: dân sự, hình sự, kinh doanh thương mại, lao động

Quy định pháp luật về hành vi bạo lực trẻ em

Thời gian gần đây, vấn đề bạo lực trẻ em diễn ra ngày càng phổ biến, gia tăng cả về số lượng và mức độ, có thể thấy bạo lực trẻ em không chỉ dừng lại là vấn đề của một cá nhân hay một gia đình riêng lẻ mà là vấn đề nhức nhối của cả xã hội.

Con có trước khi bố mẹ đăng ký kết hôn thì có quyền được hưởng di sản thừa kế không?

Hiện nay, có rất nhiều trường hợp các cặp đôi có con trước sau đó mới tiến hành đăng ký kết hôn. Vậy việc con có trước khi bố mẹ đăng ký kết hôn thì có quyền được hưởng di sản thừa kế không?

Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.



Zalo
Hotline