Hotline

0985 158 595

Email Liên hệ

vanhoangminhlaw@gmail.com

Nghĩa vụ trả nợ khi người vay tài sản đã chết

Nghĩa vụ trả nợ khi người vay tài sản đã chết

 

Câu hỏi:

Chào Luật sư, tôi có vấn đề cần Luật sư tư vấn như sau:

Tôi và chồng kết hôn vào đầu năm 2020. Trước khi kết hôn, chồng tôi có vay ngân hàng số tiền 200.000.000 đồng và hiện tại vẫn chưa trả nợ xong. Tháng 9/2021, chồng tôi không may qua đời do tai nạn giao thông. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp trên tôi có phải đứng ra để trả nợ ngân hàng thay không ạ? Mong Luật sư tư vấn, xin cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn,

Về vấn đề pháp lý mà bạn hỏi, Luật sư xin được tư vấn như sau:

Căn cứ Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Nghĩa vụ trả nợ khi người vay tài sản đã chết như sau:

“Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”

Trong khi đó, theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 tại Điều 651 có quy định cụ thể về các hàng thừa kế như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”.

Như vậy, trường hợp chồng bạn qua đời, những người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do chồng bạn để lại trong đó có khoản nợ mà chồng bạn vay ngân hàng khi còn sống. Bạn là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của chồng bạn do đó bạn có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản mà chồng bạn để lại chính là trả khoản vay ngân hàng nói trên.

Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 615 Bộ luật Dân sự quy định: “Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Như vậy, căn cứ vào quy định trên kể từ thời điểm chồng bạn mất, bạn phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do chồng bạn để lại nhưng không vượt quá phần tài sản mà bạn đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trên đây là ý kiến tư vấn có tính chất tham khảo theo quy định pháp luật. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.

V&HM tổng hợp

Website: https://vanhoangminhlaw.vn

Email: vanhoangminhlaw@gmail.com

Hotline: 0985 158 595 hoặc 0984 499 996

Địa chỉ trụ sở: 422 (tầng 3) Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ chi nhánh: số 13, tổ 1, khu phố 2, đường Hùng Vương, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

 

Bài viết liên quan

Phân biệt vụ án hình sự và vụ án dân sự

“Vụ án” không còn là một khái niệm quá xa lạ với tất cả mọi người, bởi lẽ khi nhắc đến vụ án là nhắc đến những tranh chấp, xung đột xảy ra trong các mối quan hệ xã hội, trong các lĩnh vực như: dân sự, hình sự, kinh doanh thương mại, lao động

Quy định pháp luật về hành vi bạo lực trẻ em

Thời gian gần đây, vấn đề bạo lực trẻ em diễn ra ngày càng phổ biến, gia tăng cả về số lượng và mức độ, có thể thấy bạo lực trẻ em không chỉ dừng lại là vấn đề của một cá nhân hay một gia đình riêng lẻ mà là vấn đề nhức nhối của cả xã hội.

Cưỡng đoạt tài sản theo quy định của pháp luật

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ

Con có trước khi bố mẹ đăng ký kết hôn thì có quyền được hưởng di sản thừa kế không?

Hiện nay, có rất nhiều trường hợp các cặp đôi có con trước sau đó mới tiến hành đăng ký kết hôn. Vậy việc con có trước khi bố mẹ đăng ký kết hôn thì có quyền được hưởng di sản thừa kế không?



Zalo
Hotline