Hotline

0985 158 595

Email Liên hệ

vanhoangminhlaw@gmail.com

Chủ nhà có được quyền giữ thẻ căn cước công dân của sinh viên thuê trọ không?

Chủ nhà có được quyền giữ thẻ căn cước công dân của sinh viên thuê trọ không?

Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan công an có thẩm quyền cấp nhằm chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Trong vấn đề được đề cập trên, căn cước công dân của cá nhân bị người khác chiếm giữ. Vậy theo quy định của pháp luật thì hành vi giữ giấy tờ của của người khác được xử lý như thế nào?

Theo pháp luật quy định chỉ cơ quan, cá nhân có thẩm quyền mới có quyền quyết định việc tạm giữ thẻ căn cước công dân/ chứng minh nhân dân của công dân.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 28 Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định về tạm giữ thẻ căn cước công dân trong các trường hợp sau:

“2. Thẻ Căn cước công dân bị tạm giữ trong trường hợp sau đây:

a) Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

b) Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.”

Tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 137/2015/NĐ-CP về tạm giữ thẻ Căn cước công dân có nêu:

“2. Tạm giữ thẻ Căn cước công dân:

a) Thủ trưởng cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định việc tạm giữ thẻ Căn cước công dân trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 28 Luật Căn cước công dân;

b) Việc tạm giữ thẻ Căn cước công dân phải lập thành biên bản, giao cho người bị tạm giữ thẻ một bản và có sổ sách theo dõi;

c) Công dân được trả lại thẻ Căn cước công dân khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Việc trả lại thẻ phải lập thành biên bản và giao cho người nhận lại thẻ một bản”.

Căn cứ theo những quy định pháp luật nêu trên thì chủ nhà trọ không có quyền giữ thẻ căn cước công dân của sinh viên dù vì bất kỳ lí do gì. Việc chủ nhà trọ giữ thẻ căn cước công dân của sinh viên là hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ có thể bị xử phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng theo điểm a khoản 2 Điều 10 theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021.

Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 69 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm này thuộc về trưởng công an cấp xã. Vì vậy, trong trường hợp sinh viên thuê trọ đã có yêu cầu người đang giữ căn cước công dân, cụ thể là chủ nhà trả lại nhưng họ vẫn cố tình không trả thì sinh viên thuê trọ có quyền làm đơn tường trình gửi tới công an cấp phường xã nơi tạm trú đó để yêu cầu giải quyết ./.

V&HM TỔNG HỢP

Bài viết liên quan

“Sự kiện bất ngờ” theo quy định của Bộ luật Hình sự

“Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.“

Phòng vệ chính đáng theo quy định pháp luật hiện hành

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước

Phòng vệ chính đáng

Phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả cần thiết khi bị người khác xâm phạm về tính mạng sức khỏe. Phòng vệ chính đáng không chỉ nhằm gạt bỏ sự đe doạ

Tội vô ý làm chết người theo quy định pháp luật

Vô ý làm chết người là hành vi của một người làm cho người khác bị chết với lỗi vô ý, có nghĩa là người thực hiện hành vi gây hậu quả chết người

Cưỡng đoạt tài sản theo quy định pháp luật

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ.



Zalo
Hotline