Hotline

0985 158 595

Email Liên hệ

[email protected]

“Sự kiện bất ngờ” theo quy định của Bộ luật Hình sự

“Sự kiện bất ngờ” theo quy định của Bộ luật Hình sự

Điều 20 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về sự kiện bất ngờ như sau:

Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Một chủ thể gây thiệt hại trong trường hợp sự kiện bất ngờ có những đặc điểm tương đồng với một tội số tội phạm cụ thể về mặt khách quan như có hành vi và có gây thiệt hại cho nhà nước, cá nhân, tổ chức nào đó. Cũng có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Điểm khác biệt quan trọng nhất và cũng là do đặc điểm này mà một người gây thiệt hại trong trường hợp sự kiện bất ngờ không phải là tội phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự đó là người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong sự bất ngờ không có lỗi (không cố ý và cũng không vô ý). Bởi lẽ họ không có tự do để lựa chọn cách xử sự (hành vi) của mình.

Trách nhiệm pháp lý của người gây thiệt hại trong trường hợp có sự kiện bất ngờ

– Sự kiện bất ngờ là trường hợp đã gây ra hậu quả thiệt hại cho xã hội nhưng người có hành vi đó lại không phải chịu trách nhiệm hình sự vì họ không buộc phải thấy trước hoặc không thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình hay nói cách khác vì họ không có lỗi.

Ví dụ: Một người lái xe đang đi đúng phần đường quy định, đúng tốc độ, thì có hai người đột nhiên từ trong nhà đuổi nhau ra đường và bị xe đụng bị thương. Sự kiện bất ngờ xảy ra có thể là do hoàn cảnh cụ thể: (Ví dụ: A và B đang đi chơi với nhau trên vỉa hè, họ cười đùa với nhau; A nghịch, xô nhẹ B xuống đường, không ngờ B khi bị xô lại dẫm phải dầu nhớt nên ngã, thái dương của B đập vào một viên đá ở lòng đường, B bị trọng thương).

V&HM tổng hợp

Bài viết liên quan

Phòng vệ chính đáng theo quy định pháp luật hiện hành

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước

Phòng vệ chính đáng

Phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả cần thiết khi bị người khác xâm phạm về tính mạng sức khỏe. Phòng vệ chính đáng không chỉ nhằm gạt bỏ sự đe doạ

Tội vô ý làm chết người theo quy định pháp luật

Vô ý làm chết người là hành vi của một người làm cho người khác bị chết với lỗi vô ý, có nghĩa là người thực hiện hành vi gây hậu quả chết người

Cưỡng đoạt tài sản theo quy định pháp luật

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ.

Phân biệt vụ án hình sự và vụ án dân sự

“Vụ án” không còn là một khái niệm quá xa lạ với tất cả mọi người, bởi lẽ khi nhắc đến vụ án là nhắc đến những tranh chấp, xung đột xảy ra trong các mối quan hệ xã hội, trong các lĩnh vực như: dân sự, hình sự, kinh doanh thương mại, lao động



Zalo
Hotline