Hotline

0985 158 595

Email Liên hệ

vanhoangminhlaw@gmail.com

Công ty phá sản chưa chốt sổ bảo hiểm, người lao động cần làm gì?

Công ty phá sản chưa chốt sổ bảo hiểm, người lao động cần làm gì?

 

  1. Trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm của người sử dụng lao động

Luật hiện hành quy định trách nhiệm của người sử dụng lao đồng trong việc chốt sổ bảo hiểm xã hội của người lao động tại Bộ luật lao động và Luật Bảo hiểm xã hội. Cụ thể như sau:

Khoản 3 Điều 13 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Đồng thời tại khoản 3 Điều 48 Bộ luật lao động 2019 cũng quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.

Như vậy theo quy định trên trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động thuộc về người sử dụng lao động.

  1. Công ty phá sản mà chưa chốt sổ bảo hiểm người lao động cần làm gì?

Có thể thấy việc chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao đồng. Việc không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động là hành vi trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Do đó căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 130 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 nếu công ty đã phá sản mà chưa chốt sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động có thể khiếu nại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cụ thể như sau:

Khiếu nại trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện để yêu cầu giải quyết. Theo đó, người lao động có thể đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi công ty cũ đặt trụ sở để yêu cầu giải quyết. Lúc này, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiến hành xác minh và liên hệ với cơ quan Bảo hiểm xã hội để chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn.

Trong trường hợp công ty cũ đã phá sản mà vẫn còn đang nợ tiền bảo hiểm, cơ quan BHXH sẽ giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH, sửa đổi bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH như sau:

“1.2. Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.

Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.”

Như vậy theo quy định trên, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ chốt sổ bảo hiểm xã hội đến thời điểm công ty cũ đã đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Bên cạnh đó, sau khi được cơ quan có thẩm quyền giải quyết chốt sổ bảo hiểm xã hôi, người lao động muốn nhận bảo hiểm xã hôi một lần thì nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan Bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau:

- Sổ bảo hiểm xã hội.

- Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.

- Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:

+ Hộ chiếu do nước ngoài cấp.

+ Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài.

+ Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

- Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024.

Trên đây là nội dung bài viết “Công ty phá sản chưa chốt sổ bảo hiểm, người lao động cần làm gì?”, V&HM Law gửi đến bạn đọc, nếu có gì thắc mắc xin vui lòng liên hệ V&HM Law để được giải đáp.

V&HM tổng hợp

 

Bài viết liên quan

“Sự kiện bất ngờ” theo quy định của Bộ luật Hình sự

“Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.“

Phòng vệ chính đáng theo quy định pháp luật hiện hành

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước

Phòng vệ chính đáng

Phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả cần thiết khi bị người khác xâm phạm về tính mạng sức khỏe. Phòng vệ chính đáng không chỉ nhằm gạt bỏ sự đe doạ

Tội vô ý làm chết người theo quy định pháp luật

Vô ý làm chết người là hành vi của một người làm cho người khác bị chết với lỗi vô ý, có nghĩa là người thực hiện hành vi gây hậu quả chết người

Cưỡng đoạt tài sản theo quy định pháp luật

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ.



Zalo
Hotline