Hotline

0985 158 595

Email Liên hệ

vanhoangminhlaw@gmail.com

ĐUA XE TRÁI PHÉP LÀM CHẾT NGƯỜI SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

ĐUA XE TRÁI PHÉP LÀM CHẾT NGƯỜI SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Câu chuyện đua xe trái phép không còn mang tính bộc phát, bốc đồng nhất thời trong một nhóm thanh thiếu niên mà còn thể hiện hành vi coi thường pháp luật trắng trợn và cố tình gây mất an ninh xã hội. Các cuộc đua diễn ra ở nhiều nơi thậm chí còn gây ra hậu quả chết người. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và tùy thuộc vào hậu quả sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

  1. Về xử lý hành chính:

Mức phạt đối với các hành vi đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép được quy định tại Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau: 

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

“ a. Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông.

  b. Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép.”

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép. (Sửa đổi, bổ sung bởi điểm a Khoản 19 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô trái phép. (Sửa đổi, bổ sung bởi điểm b Khoản 19 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Ngoài việc bị phạt tiền tại khoản 4 Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

- Bị tịch thu phương tiện khi thực hiện các hành vi đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô trái phép trên đường giao thông.

- Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện khi thực hiện các hành vi đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe ô tô trái phép.

  1. Về truy cứu trách nhiệm hình sự:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 266 BLHS về Tội đua xe trái phép: Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ thuộc một trong các trường hợp sau:

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc Điều 265 (hành vi tổ chức đua xe trái phép) của BLHS;

- Đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Trường hợp hậu quả gây ra là làm chết người thì người đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự tăng nặng quy định tại các khoản 2,3 và 4 Điều 266 BLHS. Cụ thể:

- Làm chết 01 người: mức phạt là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 10 năm; (khoản 2)

- Làm chết 02 người: mức phạt là phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; (khoản 3)

- Làm chết 03 người trở lên thì mức phạt là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm (khoản 4).

Như vậy hành vi đua xe trái phép làm chết người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đua xe trái phép có với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Hành vi trên có thể bị xử phạt với mức phạt tù lên đến 20 năm.

Ngoài các hình phạt cơ bản, nếu hành vi đua xe trái phép gây ra những hậu quả nghiêm trọng như gây tai nạn chết người hoặc làm tổn hại nặng nề đến sức khỏe người khác, người vi phạm có thể phải đối mặt với các tình tiết tăng nặng như tước quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc hành nghề có liên quan.
V&HM tổng hợp

Bài viết liên quan

“Sự kiện bất ngờ” theo quy định của Bộ luật Hình sự

“Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.“

Phòng vệ chính đáng theo quy định pháp luật hiện hành

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước

Phòng vệ chính đáng

Phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả cần thiết khi bị người khác xâm phạm về tính mạng sức khỏe. Phòng vệ chính đáng không chỉ nhằm gạt bỏ sự đe doạ

Tội vô ý làm chết người theo quy định pháp luật

Vô ý làm chết người là hành vi của một người làm cho người khác bị chết với lỗi vô ý, có nghĩa là người thực hiện hành vi gây hậu quả chết người

Cưỡng đoạt tài sản theo quy định pháp luật

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ.



Zalo
Hotline