Hotline

0985 158 595

Email Liên hệ

vanhoangminhlaw@gmail.com

Không ra toà làm chứng có được không?

Không ra toà làm chứng có được không?

 

Câu hỏi:

Chào luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần luật sư tư vấn như sau:

Tôi là người chứng kiến duy nhất vụ tai nạn giao thông gây chết người trên đường. Sau đó, Công an có đến lấy lời khai và ghi lời khai vào biên bản. Tuy nhiên, sau đó một thời gian tòa án mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và đã gửi giấy triệu tập tôi tham gia phiên tòa với tư cách là người làm chứng của vụ án. Như vậy, tôi không muốn đến tòa làm chứng có được không? Trong trường hợp tôi không đến thì có bị xử lý trách nhiệm gì không?

Trả lời:

Về vấn đề pháp lý mà bạn hỏi, Luật sư xin được tư vấn như sau:

Căn cứ khoản 1 Điều 66 BLTTHS 2015 có quy định về Người làm chứng như sau:

“1. Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.”

Căn cứ điểm khoản a, khoản 4 Điều 66 BLTTHS 2015 có quy định về nghĩa vụ của Người làm chứng như sau:

“a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;

Tại khoản 5 Điều 66 BLTTHS cũng có quy định như sau:

“5. Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.”

Như vậy, căn cứ vào những quy định trên, bạn là người duy nhất biết được những tình tiết liên quan đến vụ án và được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng do đó, bạn có nghĩa vụ phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, nếu bạn đã có lời khai đầy đủ và có đơn đề nghị tòa xét xử vắng mặt người làm chứng thì tòa án sẽ xem xét.

Trong trường hợp bạn được triệu tập mà không đến (không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan) và việc vắng mặt gây trở ngại cho việc tòa án xét xử thì bạn có thể bị dẫn giải. Và trong trường hợp trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì bạn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn có tính chất tham khảo theo quy định pháp luật, nếu có gì thắc mắc vui lòng liên hệ V&HM Law Firm để được giải đáp.

V&HM tổng hợp
Website: https://vanhoangminhlaw.vn
Email: vanhoangminhlaw@gmail.com
Hotline: 0985 158 595 hoặc 0984 499 996
Địa chỉ trụ sở: 422 (tầng 3) Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ chi nhánh: số 13, tổ 1, khu phố 2, đường Hùng Vương, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

 

Bài viết liên quan

“Sự kiện bất ngờ” theo quy định của Bộ luật Hình sự

“Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.“

Phòng vệ chính đáng theo quy định pháp luật hiện hành

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước

Phòng vệ chính đáng

Phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả cần thiết khi bị người khác xâm phạm về tính mạng sức khỏe. Phòng vệ chính đáng không chỉ nhằm gạt bỏ sự đe doạ

Tội vô ý làm chết người theo quy định pháp luật

Vô ý làm chết người là hành vi của một người làm cho người khác bị chết với lỗi vô ý, có nghĩa là người thực hiện hành vi gây hậu quả chết người

Cưỡng đoạt tài sản theo quy định pháp luật

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ.



Zalo
Hotline