Hotline

0985 158 595

Email Liên hệ

[email protected]

Phá cửa, đột nhập vào nhà dân cưỡng chế đi test covid có đúng quy định của pháp luật?

Phá cửa, đột nhập vào nhà dân cưỡng chế đi test covid có đúng quy định của pháp luật?

PHÁ CỬA, ĐỘT NHẬP VÀO NHÀ DÂN CƯỠNG CHẾ ĐI TEST COVID

CÓ ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT?

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong Hiến pháp của nước ta. Theo Điều 22 Hiến pháp 2013 có quy định:

“Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

Việc khám xét chỗ ở do luật định.”

Theo đó, chỗ ở của công dân là bất khả xâm phạm, công dân có quyền được cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

Như vậy, không phân biệt là chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình hay chỗ ở được cho thuê mà công dân dùng vào mục đích cư trú, sử dụng làm chỗ ở hợp pháp và thường xuyên thì được pháp luật bảo vệ. Mọi hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác mà không được sự cho phép của họ có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Liên quan đến quy định pháp luật nêu trên, có một sự việc diễn ra gần đây liên quan đến vấn đề xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp đang gây xôn xao cộng đồng mạng. Cụ thể sự việc diễn ra vào ngày 28/9 tại phường Vĩnh Phú, TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương, một người phụ nữ ở chung cư Ehome 4 trên địa bàn phường đã bị lực lượng chức năng gồm công an, dân phòng, cảnh sát cơ động cùng một số người mặc thường phục khác dùng biện pháp phá cửa căn hộ sau đó xông vào bên trong khống chế đưa ra ngoài để đi test nhanh Covid-19, lấy mẫu cộng đồng. Mặc dù việc lấy mẫu xét nghiệm covid-19 là cần thiết, tuy nhiên trong trường hợp này có đúng với quy định pháp luật không?

Theo quy định, chỗ ở của công dân là bất khả xâm phạm do đó, ta có thể thấy rằng việc đột nhập, xâm phạm chỗ ở của nhóm lực lượng chức năng khi chưa có sự đồng ý của người phụ nữ trên là bất hợp pháp. Đồng thời, theo diễn biến của sự việc thì có thể gọi đây là hành vi cưỡng chế của chính quyền địa phương nhưng mục đích của việc cưỡng chế trên là để đưa người đi xét nghiệm covid. Thế nhưng, điều đáng nói ở đây là cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một văn bản pháp luật nào quy định cho phép các lực lượng chức năng tới phá cửa, khống chế bắt người dân đang ở trong nhà đi xét nghiệm, chưa kể là trong trường hợp này không có văn bản cưỡng chế.

Ngoài ra, căn cứ theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì chỉ có hình thức phạt tiền chứ không có hình phạt nào có tính chất cưỡng chế người dân. Như vậy, hành vi của nhóm lực lượng chức năng trên là sai quy định pháp luật.

Tuy nhiên, trong trường hợp này cũng có thể xem xét những yếu tố khác, vì đây là hành vi được thực hiện trong vùng dịch bệnh, với mục đích không để dịch bệnh lây lan. Tuỳ vào mức độ cấp thiết, mục đích đưa người đó đi để xét nghiệm cấp bách ra sao để xem xét vấn đề. Có thể thấy, việc cần phải đi xét nghiệm là đúng, mục đích của việc làm trên là đúng nhưng cách thức thực hiện là sai quy định pháp luật. Vì vậy, hành vi đột nhập nhà ở, cưỡng chế người dân đi test covid của nhóm lực lượng chức năng có thể bị xử lý theo quy định pháp luật.

V&HM tổng hợp
Website: https://vanhoangminhlaw.vn
Email: [email protected]
Hotline: 0985 158 595 hoặc 0984 499 996
Địa chỉ trụ sở: 422 (tầng 3) Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ chi nhánh: số 13, tổ 1, khu phố 2, đường Hùng Vương, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

Bài viết liên quan

“Sự kiện bất ngờ” theo quy định của Bộ luật Hình sự

“Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.“

Phòng vệ chính đáng theo quy định pháp luật hiện hành

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước

Phòng vệ chính đáng

Phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả cần thiết khi bị người khác xâm phạm về tính mạng sức khỏe. Phòng vệ chính đáng không chỉ nhằm gạt bỏ sự đe doạ

Tội vô ý làm chết người theo quy định pháp luật

Vô ý làm chết người là hành vi của một người làm cho người khác bị chết với lỗi vô ý, có nghĩa là người thực hiện hành vi gây hậu quả chết người

Cưỡng đoạt tài sản theo quy định pháp luật

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ.



Zalo
Hotline