Hotline

0985 158 595

Email Liên hệ

[email protected]

Quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập

Quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

Các đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức thực hiện hoạt động công. Các tài sản của tổ chức quản lý thuộc vào tài sản của nhà nước được giao cho đơn vị sự nghiệp để từ đó có cơ sở xây dựng kế hoạch, thực hiện trong hoạt động cũng như hoàn thành các nhiệm vụ, chức năng được nhà nước giao. Các tài sản này có thể được sử dụng với các nhu cầu khác nhau như mua sắm, đầu tư... đảm bảo trong hiệu quả tìm kiếm các giá trị, lợi ích và tiềm năng cho quốc gia.

Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.

Quy định đối với quản lý, vận hành tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Điều 54 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017, cụ thể như sau:

“1. Việc sử dụng tài sản công phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 6 của Luật này.

2. Không được cho mượn, sử dụng tài sản công vào mục đích cá nhân.

3. Việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết được thực hiện theo quy định tại các điều 55, 56, 57 và 58 của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.

4. Đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng nhà ở công vụ, quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu và tài sản công khác để khai thác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; việc quản lý, sử dụng số tiền thu được thực hiện theo quy định của pháp luật.

5. Đơn vị sự nghiệp công lập không được sử dụng tài sản công để thế chấp hoặc thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác trong các trường hợp sau đây:

a) Tài sản công do Nhà nước giao;

b) Tài sản công được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước;

c) Quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quyền sử dụng đất được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà tiền thuê đất đã trả một lần cho cả thời gian thuê không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước sau khi được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương cho phép đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương quản lý, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý.

6. Việc quản lý vận hành, lập, quản lý hồ sơ về tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo quy định áp dụng đối với cơ quan nhà nước tại Điều 35 và Điều 37 của Luật này.”

Như vậy, việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật, từ đó khai thác một cách có hiệu quả. Việc sử dụng tài sản đúng mục đích được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm sẽ đảm bảo trách nhiệm quản lý và khả năng khai thác lợi ích trên tài sản, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, gắn với các ý nghĩa thành lập và thực hiện hoạt động đầu tư nhà nước, hướng đến hoạt động có ý nghĩa hơn, tìm kiếm lợi ích hiệu quả hơn.

V&HM tổng hợp
Website: https://vanhoangminhlaw.vn
Email: [email protected]
Hotline: 0985 158 595 hoặc 0984 499 996
Địa chỉ trụ sở: 422 (tầng 3) Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ chi nhánh: Số 13 đường Hùng Vương, tổ 1, khu phố 2, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

Bài viết liên quan

“Sự kiện bất ngờ” theo quy định của Bộ luật Hình sự

“Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.“

Phòng vệ chính đáng theo quy định pháp luật hiện hành

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước

Phòng vệ chính đáng

Phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả cần thiết khi bị người khác xâm phạm về tính mạng sức khỏe. Phòng vệ chính đáng không chỉ nhằm gạt bỏ sự đe doạ

Tội vô ý làm chết người theo quy định pháp luật

Vô ý làm chết người là hành vi của một người làm cho người khác bị chết với lỗi vô ý, có nghĩa là người thực hiện hành vi gây hậu quả chết người

Cưỡng đoạt tài sản theo quy định pháp luật

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ.



Zalo
Hotline