Hotline

0985 158 595

Email Liên hệ

[email protected]

Quy định pháp luật về đồng phạm

Quy định pháp luật về đồng phạm

 

1. Khái niệm về đồng phạm

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 20 Bộ luật hình sự : “ Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Theo đó, để xác định có phải là đồng phạm hay không phải dựa vào các yếu tố sau:

Thứ nhất, đồng phạm phải có ít nhất từ hai người trở lên, có đủ dấu hiệu về chủ thể của tội phạm như về năng lực trách nhiệm hình sự, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.

Thứ hai, đồng phạm là gồm nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Như vậy, hành vi phạm tội của mỗi người là cố ý và có sự liên quan, phối hợp chăt chẽ với nhau mà không hề tách rời nhau. Nếu có nhiều người phạm tội nhưng không cố ý cùng thực hiện một tội phạm thì không gọi là đồng phạm.

2. Thành phần của đồng phạm

Trong một vụ án về đồng phạm, tùy thuộc vào quy mô và tính chất mà có thể có những người giữ những vai trò khác nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật hình sự gồm: "Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm." Trong đó:

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người thực hành là người có vai trò quyết định trong việc thực hiện tội phạm vì họ là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội. Nếu không có người thực hành thì tội phạm chỉ dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, mục đích của phạm tội không đạt được.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Chỉ trong trường hợp phạm tội có tổ chức mới có người tổ chức.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm chỉ được coi là đồng phạm khi hành vi xúi giục đó có liên quan trực tiếp đến toàn bộ hoạt động của những người đồng phạm khác, và chỉ sau khi bị xúi giục, người thực hiện phạm tội mới có ý định phạm tội.

Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Người này cũng có vai trò quan trọng trong một vụ án có đồng phạm, giúp việc phạm tội thuận lợi hơn.

3. Trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm

Việc xác định trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm được thực hiện như sau: 

Thứ nhất, những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm mà chúng cùng thực hiện;

Những người trong vụ án đồng phạm phải cùng nhau thực hiện một tội phạm do đó hành vi của người đồng phạm này phải liên kết chặt chẽ với hành vi của người đồng phạm kia. Hành vi của những người đồng phạm phải hướng về một tội phạm, phải tạo điều kiện, hỗ trợ cho nhau để thực hiện một tội phạm thuận lợi, nói cách khác hành vi của đồng phạm này là tiền đề cho hành vi của đồng phạm kia. Hậu quả do tội phạm gây ra trong vụ án đồng phạm là hậu quả chung do toàn bộ những người đồng phạm gây ra. Hành vi của mỗi người trong vụ án đều là nguyên nhân gây ra hậu quả chung ấy, mặc dù có người trực tiếp, người gián tiếp gây ra hậu quả tác hại.

Thứ hai, khi xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm cần tuân thủ nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự, những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm độc lập về việc đã cùng thực hiện tội phạm.

Những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của những người đồng phạm khác mà trước đó không có sự bàn bạc và thống nhất với nhau cũng như không có sự tiếp nhận mục đích của nhau. Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, miễn trách nhiệm hình sự…được áp dụng riêng đối với từng người phạm tội.

Trên đây là nội dung bài viết Quy định pháp luật về đồng phạm, V&HM Law gửi đến bạn đọc, nếu có gì thắc mắc xin vui lòng liên hệ V&HM Law để được giải đáp.

V&HM tổng hợp
Website: https://vanhoangminhlaw.vn
Email: [email protected]
Hotline: 0985 158 595 hoặc 0984 499 996
Địa chỉ trụ sở: 422 (tầng 3) Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ chi nhánh: số 13, tổ 1, khu phố 2, đường Hùng Vương, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

 

 

 

Bài viết liên quan

“Sự kiện bất ngờ” theo quy định của Bộ luật Hình sự

“Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.“

Phòng vệ chính đáng theo quy định pháp luật hiện hành

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước

Phòng vệ chính đáng

Phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả cần thiết khi bị người khác xâm phạm về tính mạng sức khỏe. Phòng vệ chính đáng không chỉ nhằm gạt bỏ sự đe doạ

Tội vô ý làm chết người theo quy định pháp luật

Vô ý làm chết người là hành vi của một người làm cho người khác bị chết với lỗi vô ý, có nghĩa là người thực hiện hành vi gây hậu quả chết người

Cưỡng đoạt tài sản theo quy định pháp luật

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ.



Zalo
Hotline