Hotline

0985 158 595

Email Liên hệ

[email protected]

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở CỦA CÔNG DÂN

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong Hiến pháp của nước ta. Theo Điều 22 Hiến pháp 2013 có quy định:

“Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

Việc khám xét chỗ ở do luật định.”

Theo đó, công dân có được quyền được cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền hiến định do đó pháp luật công nhận và bảo vệ quyền và lợi ích của công dân đối với chỗ ở của mình. Chỗ ở của công dân là bất khả xâm phạm, không ai được tự ý vào nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu.

Như vậy, không phân biệt là chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình hay chỗ ở được cho thuê mà công dân dùng vào mục đích cư trú, sử dụng làm chỗ ở hợp pháp và thường xuyên thì được pháp luật bảo vệ. Mọi hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác mà không được sự cho phép của họ có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 

 

 

 

 

 

 

                                                  Ảnh sưu tầm (nguồn internet)

Theo Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về Tội xâm phạm chỗ ở của người khác như sau:

“1.82 Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;

b) Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;

c) Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;

d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Theo đó, có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự tội Xâm phạm chỗ ở của người khác theo quy định của pháp luật Hình sự hiện hành nếu như đáp ứng đủ các yếu tố cấu thành nên tội danh này, cụ thể:

Về khách thể: Tội này xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân được pháp luật bảo vệ.

Về mặt khách quan: Hành vi khách quan như khám xét chỗ ở người khác trái pháp luật, không có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Có hành vi đuổi người khác khỏi nơi ở của họ thông qua những hành vi sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng buộc họ phải rời bỏ nơi ở của mình. Cùng với đó là những hành làm cho người khác không thể thực hiện được việc sử dụng nơi ở (tức làm cho người khác không thể ở được tại nơi ở) của họ một cách trái pháp luật.

Về mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi với lỗi cố ý, biết hành vi là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.

Về chủ thể: Những người có đủ tuổi, đủ năng lực hành vi hình hình sự theo quy định của pháp luật.

Như vậy, những người xâm phạm chỗ ở của người khác khi đáp ứng đủ các điều kiện cấu thành tội phạm nêu trên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh Xâm phạm chỗ ở của người khác theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015.

Hình phạt đối với tội phạm này rất nghiêm khắc có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến hình phạt tù lên đến 5 năm. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là nội dung bài viết về Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, V&HM Law gửi đến bạn đọc, nếu có gì thắc mắc xin vui lòng liên hệ V&HM Law để được giải đáp.

V&HM tổng hợp
Website: https://vanhoangminhlaw.vn
Email: [email protected]
Hotline: 0985 158 595 hoặc 0984 499 996
Địa chỉ trụ sở: 422 (tầng 3) Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ chi nhánh: Số 13 đường Hùng Vương, tổ 1, khu phố 2, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

Bài viết liên quan

“Sự kiện bất ngờ” theo quy định của Bộ luật Hình sự

“Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.“

Phòng vệ chính đáng theo quy định pháp luật hiện hành

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước

Phòng vệ chính đáng

Phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả cần thiết khi bị người khác xâm phạm về tính mạng sức khỏe. Phòng vệ chính đáng không chỉ nhằm gạt bỏ sự đe doạ

Tội vô ý làm chết người theo quy định pháp luật

Vô ý làm chết người là hành vi của một người làm cho người khác bị chết với lỗi vô ý, có nghĩa là người thực hiện hành vi gây hậu quả chết người

Cưỡng đoạt tài sản theo quy định pháp luật

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ.



Zalo
Hotline