Hotline

0985 158 595

Email Liên hệ

vanhoangminhlaw@gmail.com

Tiền làm từ thiện có được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế hay không?

Tiền làm từ thiện có được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế hay không?

Trong xã hội hiện đại, hoạt động từ thiện không những mang lại những giá trị nhân văn sâu sắc mà còn tạo ra những lợi ích thiết thực cho những cá nhân và doanh nghiệp tham gia. Một trong những lợi ích có thể được kể đến đó là việc giảm thuế khi thực hiện các đóng góp từ thiện. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về quy định cũng như cách thức để tận dụng những ưu đãi thuế một cách hợp lý.

Hiện nay, pháp luật đã quy định rõ ràng về các điều kiện và cách thức khấu trừ thuế đối với các khoản đóng góp từ thiện. Cụ thể, đối với cá nhân, tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân thì đối tượng buộc phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN), bao gồm:

  • Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam;
  • Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

Các đối tượng này sẽ được giảm trừ thuế TNCN đối với các khoản đóng góp từ thiện theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Thuế TNCN, nếu như:

  • Khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa.
  • Khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định 93/2019/NĐ-CP, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận và quy định tại các văn bản khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ.

Còn đối với doanh nghiệp, các khoản đóng góp từ thiện chỉ được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đáp ứng các điều kiện sau theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 78/2021/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, cụ thể:

  • Tổ chức, doanh nghiệp ủng hộ, từ thiện trên tinh thần tự nguyện;
  • Đáp ứng các điều kiện thuộc khoản chi được khấu trừ thuế TNDN theo quy định:
  • Là khoản tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai, từ thiện đúng đối tượng theo quy định. Để được tính chi phí khấu trừ khi xác định thuế TNDN, các khoản chi từ thiện cần được thực hiện thông qua các tổ chức Nhà nước được cấp phép, có thẩm quyền và được thành lập, hoạt động về từ thiện cứu trợ dưới sự xác nhận của Nhà nước như: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban cứu trợ Trung ương, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam…Đồng thời khoản chi phí từ thiện này cần gửi tới đúng các địa phương, tỉnh thành nằm trong danh sách công bố của Nhà nước đang chịu ảnh hưởng bởi thiên tai.

Mặt khác, pháp luật cũng có quy định các hoạt động từ thiện, hỗ trợ phát triển địa phương hay cứu trợ thiên tai, dịch bệnh không được phép khấu trừ thuế TNDN. Điều này nhằm hạn chế và loại bỏ tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng hoạt động từ thiện để trục lợi từ việc khấu trừ thuế TNDN dưới các hình thức khác nhau. Vì vậy, nếu doanh nghiệp thực hiện đóng góp từ thiện một cách tự phát, không qua các tổ chức có chức năng huy động tài trợ thì khả năng khoản chi này sẽ không được công nhận là chi phí hợp lý và sẽ không được trừ khi tính thuế TNDN.

Như vậy có thể thấy, việc giảm trừ thu nhập chịu thuế đối với các khoản đóng góp từ thiện không chỉ khuyến khích trách nhiệm xã hội mà còn mang lại lợi ích không hề nhỏ cho các cá nhân và doanh nghiệp. Do đó, các cá nhân và doanh nghiệp cần lưu ý hơn và nắm rõ các quy định pháp luật hiện hành để vừa thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, vừa tận dụng đảm bảo quyền lợi về thuế cho bản thân mình.

V&HM tổng hợp.

Bài viết liên quan

“Sự kiện bất ngờ” theo quy định của Bộ luật Hình sự

“Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.“

Phòng vệ chính đáng theo quy định pháp luật hiện hành

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước

Phòng vệ chính đáng

Phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả cần thiết khi bị người khác xâm phạm về tính mạng sức khỏe. Phòng vệ chính đáng không chỉ nhằm gạt bỏ sự đe doạ

Tội vô ý làm chết người theo quy định pháp luật

Vô ý làm chết người là hành vi của một người làm cho người khác bị chết với lỗi vô ý, có nghĩa là người thực hiện hành vi gây hậu quả chết người

Cưỡng đoạt tài sản theo quy định pháp luật

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ.



Zalo
Hotline