Hotline

0985 158 595

Email Liên hệ

[email protected]

Vấn đề về Tiêm vaccine gây tai biến hoặc tử vong

Vấn đề về Tiêm vaccine gây tai biến hoặc tử vong

 

Tình hình thế giới hiện nay nói chung và Việt Nam nói riêng thì dịch Covid-19 diễn ra ngày càng phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường, kinh tế và đặc biệt là cuộc sống, sức khỏe con người. Chính vì tầm ảnh hưởng xấu của dịch bệnh nên trên toàn cầu tiến hành thử nghiệm và cho ra đời các loại vaccine khác nhau để tiêm, phòng chống dịch bệnh. Việc tiêm vaccine là thực sự cấp thiết tuy nhiên bên cạnh đó khi tiêm sẽ phát sinh một số sự cố không ai mong muốn là sốc phản vệ thuốc, thậm chí gây ra tử vong. Có rất nhiều gia đình và cá nhân đã hỏi chúng tôi rằng “nếu tiêm vaccine mà gây tai biến hoặc tử vong thì ai sẽ chịu trách nhiệm?” Nhằm giải đáp thắc mắc của mọi người, hãy cùng V&HM Law Firm tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Khi chúng ta tiêm chủng để phòng ngừa COVID-19, nếu không may xảy ra tai biến nặng ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí nếu gây ra tử vong thì nhà nước sẽ bồi thường. Điều này được quy định tại khoản 1, Điều 15, Nghị định 104/2016/ NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng và tại khoản 6, Điều 30 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 chỉ áp dụng đối với chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng vaccine chống dịch do nhà nước tổ chức.

 Tại khoản 2, Điều 16, Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định mức bồi thường không may xảy ra thiệt hại về tính mạng con người như sau.

1. Sẽ bồi thường chi phí khám chữa bệnh trước khi tử vong quy định tại Khoản 3, Điều 16, NĐ 104/2016/NĐ-CP

2. Bồi thường chi phí mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở do nhà nước quy định (hiện nay một tháng lương cơ sở là 1.490.000 vnđ )

3. Bồi thường chi phí bù đắp tổn thất tinh thần cho thân nhân của người bị tử vong là 100.000.000 vnđ

4. Bồi thường thu nhập bị mất hoặc giảm sút được quy định tại khoản 4, Điều 16 NĐ 104/2016/NĐ-CP

Cơ sở pháp lý:

“1. Thiệt hại do để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật được bồi thường 30 tháng lương cơ sở và các chi phí quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.

2. Thiệt hại đến tính mạng được hỗ trợ như sau:

a) Các chi phí quy định tại khoản 3 Điều này trước khi tử vong;

b) Chi phí mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở do Nhà nước quy định;

c) Chi bù đắp tổn thất về tinh thần là 100.000.000 đồng cho thân nhân của người bị thiệt hại;

d) Các chi phí do thu nhập bị mất hoặc giảm sút theo quy định tại khoản 4 Điều này.

3. Chi phí do phải khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế:

a) Trường hợp người được tiêm chủng được Nhà nước bồi thường có thẻ bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Phần chi phí mà đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế phải đồng chi trả và các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có chi phí vượt mức thanh toán của bảo hiểm y tế hoặc ngoài phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế thì được thanh toán theo hóa đơn (mức tối đa không quá khung giá dịch vụ đăng ký với Bộ Y tế);

b) Trường hợp người được tiêm chủng được Nhà nước bồi thường không có thẻ bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, vận chuyển bệnh nhân được thực hiện theo như quy định hiện hành về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở y tế công lập và có hóa đơn kèm theo;

c) Trường hợp người được tiêm chủng được Nhà nước bồi thường phải nhập viện điều trị, trong quá trình điều trị nếu phát hiện các bệnh khác kèm theo không liên quan đến tiêm chủng thì cá nhân phải thanh toán chi phí khám bệnh, điều trị bệnh đó theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Nếu người này có thẻ bảo hiểm y tế thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh của bệnh đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

 4. Thiệt hại do thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút:

a) Hỗ trợ thiệt hại vật chất cho 01 người phải nghỉ việc không hưởng lương để chăm sóc cho trường hợp được Nhà nước bồi thường thì được hỗ trợ theo thu nhập thực tế bằng mức đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước liền kề, cụ thể:

Mức hỗ trợ =

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội của người chăm sóc phải nghỉ việc không hưởng lương

x

Số ngày chăm sóc thực tế

22 ngày

b) Nếu người chăm sóc cho trường hợp được Nhà nước bồi thường mà không xác định được thu nhập thực tế của người đó thì xác định mức hỗ trợ như sau:

Mức hỗ trợ =

Mức lương tối thiểu vùng nơi người chăm sóc thường trú tại thời điểm giải quyết bồi thường

x

Số ngày chăm sóc thực tế

22 ngày

c) Trường hợp người được tiêm chủng được Nhà nước bồi thường là người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì được hỗ trợ thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút trong thời gian cứu chữa. Mức hỗ trợ tương tự như mức hỗ trợ cho người chăm sóc được quy định tại điểm a, điểm b Khoản này.”

Trên đây là toàn bộ những vấn đề trong việc giải đáp câu hỏi về việc khi tiêm vaccine gây tai biến hoặc tử vong thì ai sẽ chịu trách nhiệm. Hy vọng những thông tin trên có thể giải đáp thắc mắc cho bạn.

V&HM tổng hợp

Website: https://vanhoangminhlaw.vn

Email: [email protected]

Hotline: 0985 158 595 hoặc 0984 499 996

Địa chỉ trụ sở: 422 (tầng 3) Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ chi nhánh: Số 13 đường Hùng Vương, tổ 1, khu phố 2, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

                                                                                          

 

Bài viết liên quan

“Sự kiện bất ngờ” theo quy định của Bộ luật Hình sự

“Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.“

Phòng vệ chính đáng theo quy định pháp luật hiện hành

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước

Phòng vệ chính đáng

Phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả cần thiết khi bị người khác xâm phạm về tính mạng sức khỏe. Phòng vệ chính đáng không chỉ nhằm gạt bỏ sự đe doạ

Tội vô ý làm chết người theo quy định pháp luật

Vô ý làm chết người là hành vi của một người làm cho người khác bị chết với lỗi vô ý, có nghĩa là người thực hiện hành vi gây hậu quả chết người

Cưỡng đoạt tài sản theo quy định pháp luật

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ.



Zalo
Hotline